Trong phiên giao dịch ngày 20/8, một loạt những thống kê "u ám" phát đi từ Mỹ và xu hướng sa sút tại phố Wall đã đưa sắc đỏ ngập tràn các sàn chứng khoán châu Á.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,9%.
Đóng cửa phiên 20/8 tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 183,3 điểm (tương đương 1,96%) xuống 9.179,38 điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư ngày một lo ngại về đồng yen mạnh - nhân tố làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, giá cổ phiếu của các đại gia xuất khẩu phần lớn đều đi xuống như giá cổ phiếu của Canon, Sony và Toyota giảm ở mức lần lượt là 2,17%, 2,46% và 1,78%.
Thị trường Seoul và Wellington đóng cửa với mức giảm tương ứng 0,23% và 0,98%.
Mỹ vừa công bố một loạt thống kê ảm đạm khiến các thị trường lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới này có nguy cơ rơi vào một đợt suy thoái kép. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần trước, lượng đơn mới xin trợ cấp thất nghiệp đã bất ngờ tăng lên 500.000, mức cao nhất trong chín tháng qua, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp.
Trong tháng Bảy vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đứng ở mức 9,5%. Thêm vào đó là tin từ chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Philadelphia cho biết hoạt động chế tạo ở khu vực này sụt giảm trong tháng Tám.
Phố Wall đã phản ứng khá dữ dội với những thông tin này, với chỉ số Dow Jones và Nasdaq giảm lần lượt 1,39% và 1,66%. Cũng trong tháng Tám, FED đã lên tiếng cảnh báo kinh tế Mỹ cần nhiều thời gian hơn dự kiến trước đây để có thể phục hồi, trong bối cảnh khu vực chế tạo trì trệ.
Những mối lo về kinh tế Mỹ đã đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản ít rủi ro hơn như vàng, đồng yen, trái phiếu của Chính phủ Nhật Bản và Mỹ. Theo các nhà giao dịch, lạm phát hiện không còn là mối lo của thị trường nữa, thay vào đó là nguy cơ đình đốn và thiểu phát./.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,9%.
Đóng cửa phiên 20/8 tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 183,3 điểm (tương đương 1,96%) xuống 9.179,38 điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư ngày một lo ngại về đồng yen mạnh - nhân tố làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, giá cổ phiếu của các đại gia xuất khẩu phần lớn đều đi xuống như giá cổ phiếu của Canon, Sony và Toyota giảm ở mức lần lượt là 2,17%, 2,46% và 1,78%.
Thị trường Seoul và Wellington đóng cửa với mức giảm tương ứng 0,23% và 0,98%.
Mỹ vừa công bố một loạt thống kê ảm đạm khiến các thị trường lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới này có nguy cơ rơi vào một đợt suy thoái kép. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần trước, lượng đơn mới xin trợ cấp thất nghiệp đã bất ngờ tăng lên 500.000, mức cao nhất trong chín tháng qua, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp.
Trong tháng Bảy vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đứng ở mức 9,5%. Thêm vào đó là tin từ chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Philadelphia cho biết hoạt động chế tạo ở khu vực này sụt giảm trong tháng Tám.
Phố Wall đã phản ứng khá dữ dội với những thông tin này, với chỉ số Dow Jones và Nasdaq giảm lần lượt 1,39% và 1,66%. Cũng trong tháng Tám, FED đã lên tiếng cảnh báo kinh tế Mỹ cần nhiều thời gian hơn dự kiến trước đây để có thể phục hồi, trong bối cảnh khu vực chế tạo trì trệ.
Những mối lo về kinh tế Mỹ đã đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản ít rủi ro hơn như vàng, đồng yen, trái phiếu của Chính phủ Nhật Bản và Mỹ. Theo các nhà giao dịch, lạm phát hiện không còn là mối lo của thị trường nữa, thay vào đó là nguy cơ đình đốn và thiểu phát./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)