Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey Golbal Institute (MGI) vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Myanmar’s Moment: Unique Opportunities, Major Challenges.” (Thời điểm của Myanmar: Cơ hội duy nhất và Những thách thức lớn).
Trong đó nhận định rằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể, bao gồm cả dầu khí lẫn đá quý, Myanmar có thể tăng gấp bốn lần quy mô nền kinh tế của mình vào năm 2030 nếu đảm bảo duy trì được ổn định chính trị-xã hội, đa dạng hóa các ngành, tạo môi trường đầu tư-kinh doanh thông thoáng, quản lý tốt và phát triên cơ sở hạ tầng.
MGI cho rằng Myanmar có tiềm năng đất đai, nhân lực và nguồn lực để mở rộng quy mô của nền kinh tế, từ 45 tỷ USD năm 2010 lên hơn 200 tỷ USD vào năm 2030, và tổng chi tiêu có khả năng tăng từ 35 tỷ năm 2013 lên 100 tỷ USD nhờ tầng lớp trung lưu dự đoán trong cùng kỳ sẽ tăng từ 2,5 triệu người lên 19 triệu người.
Tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Myanmar dựa chủ yếu vào bốn lĩnh vực chính là năng lượng và khai thác mỏ, nông nghiệp, chế tạo và cơ sở hạ tầng, trong đó chế tạo giữ vị trí quan trọng nhất kể từ khi các công ty nước ngoài có thể hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chuyên gia cao cấp MGI Fraser Thompson nói rằng Myanmar tiến hành cải cách khi thế giới đang trong kỷ nguyên số, nên nếu sử dụng công nghệ đổi mới và tiên tiến một cách đầy đủ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế, nông nghiệp, giáo dục bán lẻ … thì Myanmar hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu để trở thành một trong những nền kinh tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Theo MGI, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar hiện chỉ chiếm 0,2% GDP của Châu Á, tương đương với của thành phố New Delhi (Ấn Độ), hoặc Auckland (New Zealand), hay Johannesburg (Nam Phi). Đất nước “Chùa Vàng” là nghèo nhất ở Đông Nam Á với nền kinh tế “còi cọc” sau hàng thập kỷ dưới chế độ độc tài quân sự chịu nhiều biện pháp cấm vận và trừng phạt của các nước Phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Năng suất lao động của Myanmar thấp hơn so với các nước khác trong khu vực 70% và trung bình mỗi người dân chỉ có bốn năm tới trường, và cũng chỉ 4% trong tổng dân số Myamar khoảng 60 triệu người hiện nay có đủ thu nhập để chi tiêu tùy ý, so với mức tương ứng 35% của dân số thế giới.
Myanmar từng là một trong những nền kinh tế mạnh nhất khu vực trong những năm 1950, song nền đã tụt hậu mạnh kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Năm 1987 Liên hợp quốc đã chính thức xếp Myanmar vào nhóm các nước kém phát triển nhất với các chỉ số thấp nhất về phát triển kinh tế-xã hội.
Myanmar bắt đầu thực hiện cải cách chính trị trong năm 2011 sau khi chính quyền quân sự chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự trên danh nghĩa. Nhưng quyền tự do ngôn luận mới cùng với việc nghị viện tạo cơ hội cho một số nhóm thể hiện các quan điểm cực đoan gây ra bạo lực giữa các nhóm tôn giáo và sắc tộc, trong đó đặc biệt căng thẳng giữa những người theo đạo Phật và đạo Hồi ở bang Rakhine.
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang gấp rút xâm nhập Myanmar để tận dụng các cơ hôi lớn tại đây. Hồi tháng 4/2013, hãng xe hơi Mỹ Ford Motor Co đã thông báo quyết định mở chi nhánh bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Myanmar vào tháng Tám tới, và nhiều công ty có tên tuổi khác cũng đã ký thỏa thuận phân phối sản phẩm tại đây như PepsiCo, Coca-Cola, GE, Caterpillar và hãng bia Đan Mạch Carlsberg.
Công ty Semen Indonesia đang đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất ximăng tại Maynamar vào năm tới. Hãng Reuter mới đây cho hay công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã hoàn tất sáu bể chứa dầu trên một hòn đảo ngoài khơi phía tây Myanmar, và sẽ xây dựng hai đường ống dẫn dầu từ đây tới Trung Quốc.
Đồng minh lâu năm Trung Quốc là một trong những người ủng hộ quốc tế lớn nhất của Myanmar trong nhiều năm qua, đã đổ hàng tỷ USD vào khai thác đá quý, gỗ, và dầu khí. Thái Lan cũng là một nhà đầu tư đáng kể. Còn Nhật Bản - đang đẩy mạnh đầu tư vào Myanmar, mới đây đã tuyên bố xóa hàng tỷ USD nợ cũ và cấp các khoản tín dụng lãi suất ưu đãi cho nước này.
Giám đốc MGI, Richard Dobbs nhận xét Myanmar đã bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng ngoạn mục của mình trong thế kỷ 20 như nhiều nước láng giềng đang phát triển khác ở Châu Á, song bây giờ cơ hội duy nhất đang tới để nước này trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực./.
Trong đó nhận định rằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể, bao gồm cả dầu khí lẫn đá quý, Myanmar có thể tăng gấp bốn lần quy mô nền kinh tế của mình vào năm 2030 nếu đảm bảo duy trì được ổn định chính trị-xã hội, đa dạng hóa các ngành, tạo môi trường đầu tư-kinh doanh thông thoáng, quản lý tốt và phát triên cơ sở hạ tầng.
MGI cho rằng Myanmar có tiềm năng đất đai, nhân lực và nguồn lực để mở rộng quy mô của nền kinh tế, từ 45 tỷ USD năm 2010 lên hơn 200 tỷ USD vào năm 2030, và tổng chi tiêu có khả năng tăng từ 35 tỷ năm 2013 lên 100 tỷ USD nhờ tầng lớp trung lưu dự đoán trong cùng kỳ sẽ tăng từ 2,5 triệu người lên 19 triệu người.
Tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Myanmar dựa chủ yếu vào bốn lĩnh vực chính là năng lượng và khai thác mỏ, nông nghiệp, chế tạo và cơ sở hạ tầng, trong đó chế tạo giữ vị trí quan trọng nhất kể từ khi các công ty nước ngoài có thể hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chuyên gia cao cấp MGI Fraser Thompson nói rằng Myanmar tiến hành cải cách khi thế giới đang trong kỷ nguyên số, nên nếu sử dụng công nghệ đổi mới và tiên tiến một cách đầy đủ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế, nông nghiệp, giáo dục bán lẻ … thì Myanmar hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu để trở thành một trong những nền kinh tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Theo MGI, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar hiện chỉ chiếm 0,2% GDP của Châu Á, tương đương với của thành phố New Delhi (Ấn Độ), hoặc Auckland (New Zealand), hay Johannesburg (Nam Phi). Đất nước “Chùa Vàng” là nghèo nhất ở Đông Nam Á với nền kinh tế “còi cọc” sau hàng thập kỷ dưới chế độ độc tài quân sự chịu nhiều biện pháp cấm vận và trừng phạt của các nước Phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Năng suất lao động của Myanmar thấp hơn so với các nước khác trong khu vực 70% và trung bình mỗi người dân chỉ có bốn năm tới trường, và cũng chỉ 4% trong tổng dân số Myamar khoảng 60 triệu người hiện nay có đủ thu nhập để chi tiêu tùy ý, so với mức tương ứng 35% của dân số thế giới.
Myanmar từng là một trong những nền kinh tế mạnh nhất khu vực trong những năm 1950, song nền đã tụt hậu mạnh kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Năm 1987 Liên hợp quốc đã chính thức xếp Myanmar vào nhóm các nước kém phát triển nhất với các chỉ số thấp nhất về phát triển kinh tế-xã hội.
Myanmar bắt đầu thực hiện cải cách chính trị trong năm 2011 sau khi chính quyền quân sự chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự trên danh nghĩa. Nhưng quyền tự do ngôn luận mới cùng với việc nghị viện tạo cơ hội cho một số nhóm thể hiện các quan điểm cực đoan gây ra bạo lực giữa các nhóm tôn giáo và sắc tộc, trong đó đặc biệt căng thẳng giữa những người theo đạo Phật và đạo Hồi ở bang Rakhine.
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang gấp rút xâm nhập Myanmar để tận dụng các cơ hôi lớn tại đây. Hồi tháng 4/2013, hãng xe hơi Mỹ Ford Motor Co đã thông báo quyết định mở chi nhánh bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Myanmar vào tháng Tám tới, và nhiều công ty có tên tuổi khác cũng đã ký thỏa thuận phân phối sản phẩm tại đây như PepsiCo, Coca-Cola, GE, Caterpillar và hãng bia Đan Mạch Carlsberg.
Công ty Semen Indonesia đang đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất ximăng tại Maynamar vào năm tới. Hãng Reuter mới đây cho hay công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã hoàn tất sáu bể chứa dầu trên một hòn đảo ngoài khơi phía tây Myanmar, và sẽ xây dựng hai đường ống dẫn dầu từ đây tới Trung Quốc.
Đồng minh lâu năm Trung Quốc là một trong những người ủng hộ quốc tế lớn nhất của Myanmar trong nhiều năm qua, đã đổ hàng tỷ USD vào khai thác đá quý, gỗ, và dầu khí. Thái Lan cũng là một nhà đầu tư đáng kể. Còn Nhật Bản - đang đẩy mạnh đầu tư vào Myanmar, mới đây đã tuyên bố xóa hàng tỷ USD nợ cũ và cấp các khoản tín dụng lãi suất ưu đãi cho nước này.
Giám đốc MGI, Richard Dobbs nhận xét Myanmar đã bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng ngoạn mục của mình trong thế kỷ 20 như nhiều nước láng giềng đang phát triển khác ở Châu Á, song bây giờ cơ hội duy nhất đang tới để nước này trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực./.
Việt Tú /Jakarta (Vietnam+)