Viện quốc gia về quản lý phát triển (NIDA) tại Bangkok dự báo kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng chậm lại 4%, so với mức ước tăng khoảng 7-8% năm nay, trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế của nhiều nước vẫn còn mong manh.
Giám đốc NIDA, ông Montree Socatiyanurak, nhận định kinh tế Thái Lan phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới, nhất là về xuất khẩu hiện đóng góp tới 71,9% cho tổng sản phẩm trong nuớc.
Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi sự phát triển trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Thái Lan còn chịu tác động của tình trạng thiếu nhân công có tay nghề trong nhiều ngành công nghiệp, sự bất ổn định chính trị trong nước, thời tiết và lũ lụt, đồng bath biến động và chính sách dân túy của chính phủ.
Nhiều khả năng xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng chậm lại do đồng bath mạnh lên so với đồng USD, trong lúc chi phí sản xuất cũng tăng do giá xăng dầu và lương bổng tăng. Hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân sẽ tăng chậm lại khi lãi suất tiếp tục nhích lên 2,5-2,75%.
Trong chương trình phát trên đài phát thanh và truyền hình quốc gia Chủ Nhật hàng tuần cuối tháng trước,Thủ tướng Abhisit Vejjajiva lạc quan nhận định kinh tế Thái Lan có thể sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm nay so với năm trước, bất chấp trận lũ lụt tồi tệ xảy ra từ ngày 10/10 và triển vọng phát triển mong manh của nền kinh tế thế giới.
Thủ tướng Abhisit nói thêm Ủy ban phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan tuần trước đã loan báo rằng tổng sản phẩm trong nước của nước này trong quý III/2010 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong lúc một số cơ quan khác dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của xứ “chùa Vàng” sẽ thấp hơn con số trên, Thủ tướng Abhisit nêu rõ các biện pháp kích thích kinh tế phát triển của chính phủ, nhất là nỗ lực khôi phục sản xuất tại những vùng lũ lụt, sẽ là yếu tố quan trọng giúp nến kinh tế tiếp tục phát triển./.
Giám đốc NIDA, ông Montree Socatiyanurak, nhận định kinh tế Thái Lan phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới, nhất là về xuất khẩu hiện đóng góp tới 71,9% cho tổng sản phẩm trong nuớc.
Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi sự phát triển trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Thái Lan còn chịu tác động của tình trạng thiếu nhân công có tay nghề trong nhiều ngành công nghiệp, sự bất ổn định chính trị trong nước, thời tiết và lũ lụt, đồng bath biến động và chính sách dân túy của chính phủ.
Nhiều khả năng xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng chậm lại do đồng bath mạnh lên so với đồng USD, trong lúc chi phí sản xuất cũng tăng do giá xăng dầu và lương bổng tăng. Hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân sẽ tăng chậm lại khi lãi suất tiếp tục nhích lên 2,5-2,75%.
Trong chương trình phát trên đài phát thanh và truyền hình quốc gia Chủ Nhật hàng tuần cuối tháng trước,Thủ tướng Abhisit Vejjajiva lạc quan nhận định kinh tế Thái Lan có thể sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm nay so với năm trước, bất chấp trận lũ lụt tồi tệ xảy ra từ ngày 10/10 và triển vọng phát triển mong manh của nền kinh tế thế giới.
Thủ tướng Abhisit nói thêm Ủy ban phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan tuần trước đã loan báo rằng tổng sản phẩm trong nước của nước này trong quý III/2010 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong lúc một số cơ quan khác dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của xứ “chùa Vàng” sẽ thấp hơn con số trên, Thủ tướng Abhisit nêu rõ các biện pháp kích thích kinh tế phát triển của chính phủ, nhất là nỗ lực khôi phục sản xuất tại những vùng lũ lụt, sẽ là yếu tố quan trọng giúp nến kinh tế tiếp tục phát triển./.
T.N. Tiến (Vietnam+)