Ngày 15/8, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đón nhận thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Bảy năm nay.
Trên cơ sở hàng tháng, sản lượng công nghiệp tăng nhẹ 0,35% trong tháng Bảy so với tháng trước đó. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đo lường hoạt động của các doanh nghiệp có doanh thu kinh doanh chính hàng năm ít nhất là 20 triệu Nhân dân tệ (khoảng 2,8 triệu USD).
Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng Bảy tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, lên gần 3.780 tỷ nhân dân tệ (khoảng 528,82 tỷ USD).
Trong 7 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 27.370 tỷ nhân dân tệ. Chỉ số sản xuất dịch vụ trong tháng Bảy cũng tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh hơn 0,1% so với tháng trước.
Trong khi đó, giá nhà mới tại Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong 9 năm vào tháng Bảy khi các chính sách hỗ trợ chưa thể ổn định thị trường và khôi phục niềm tin vào lĩnh vực đang gặp khó khăn này.
Giá nhà mới giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước, sâu hơn mức giảm 4,5% của tháng Sáu.
Hiện Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ thị trường nhà ở, lĩnh vực từng chiếm 1/4 nền kinh tế, như giảm lãi suất thế chấp và giảm các chi phí mua nhà. Sự suy giảm thị trường nhà ở đã cản trở tăng trưởng kinh tế nước này.
Theo các nhà phân tích, mục tiêu tăng trưởng GDP 5% của Trung Quốc năm 2024 có thể quá tham vọng ngay cả khi các chỉ số kinh tế khác như sản xuất công nghiệp đã ổn định./.
Vai trò khó thay thế của "công xưởng" Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
Theo nhà kinh tế học đoạt Giải Nobel Michael Spence, sẽ phải mất một thời gian đáng kể trước khi Trung Quốc có thể mất đi danh hiệu “công xưởng của thế giới."