Theo nghiên cứu của Ngân hàng Công nghiệp Emirates (EIB), giá và sản lượng dầu thô cao sẽ có thể thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa kết hợp của các nhà sản xuất dầu mỏ Vùng Vịnh sẽ vượt hơn 1.100 tỷ USD vào năm 2011, trong khi các nền kinh tế khu vực có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng hai năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu của EIB cảnh báo việc tăng chi tiêu công của sáu nước thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có thể gây lo ngại về đợt lạm phát mới năm 2011 và đề xuất kiểm soát giá cả cùng các biện pháp khác để khắc phục.
GCC đã tăng chi tiêu công lên gần 6% GDP trong năm 2010 nhằm chống lại hậu quả của cuộc khủng hoảng. Sáu nền kinh tế GCC, chiếm gần 1/2 GDP của toàn bộ nền kinh tế của các nước Arập, dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 5,4% năm 2010 và 6,6% năm 2011, sau đợt suy thoái mạnh năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
EIB giải thích rằng các nước GCC có đủ nguồn lực để vượt qua hoàn toàn tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu trong vòng hai năm tới. Dự kiến, GDP của các nền kinh tế GCC sẽ tăng lên khoảng 1.150 tỷ USD năm 2011, giúp tăng lòng tin của giới đầu tư trong các nền kinh tế khu vực vốn đang được xếp loại là phát triển nhanh. Những nền kinh tế này được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong những năm tới.
EIB không đưa ra số liệu GDP cho năm 2010 và những năm trước, song những đánh giá của Viện Tài chính Quốc tế đặt tại Washington (IIF) cho thấy GDP danh nghĩa kết hợp của GCC có thể đạt khoảng 1.010 tỷ USD năm 2010 so với gần 880 tỷ USD năm 2009 và gần 1.070 tỷ USD năm 2008. IIF ước tính lĩnh vực phi dầu mỏ kết hợp trong GCC năm nay đạt gần 560 tỷ USD và lĩnh vực dầu mỏ đạt hơn 450 tỷ USD.
Tuy nhiên, EIB cho rằng: "Những chỉ số tốt không có nghĩa là các nước GCC đã hoàn toàn vượt qua được tác động của cuộc khủng hoảng mà vẫn cần thêm những biện pháp kích thích đối với một số lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng như bất động sản. GCC có những nguồn lực để khắc phục, song điều quan trọng nhất là xem xét tái cơ cấu khu vực bất động sản và tăng cường hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp bị tác động."
Cũng theo nghiên cứu của EIB, cùng với nhu cầu nội địa đang phục hồi và tỷ giá đồng USD yếu, chi tiêu công ở mức cao có thể là gia tăng áp lực lên lạm phát ở GCC. Những chính sách kích thích tài chính và những nhân tố khác đã bắt đầu đẩy lạm phát lên cao, có thể đạt mức trung bình 3-6% năm 2011. Tuy nhiên, các nước GCC vẫn có thể kiểm soát lạm phát bằng cách đa dạng hóa hàng nhập khẩu, kiểm soát và giám sát giá nội địa, cắt giảm chi phí vận tải.
Trong một nghiên cứu mới đây, Ngân hàng Thương mại Quốc gia (NCB) - ngân hàng lớn nhất Arập Xêút - cảnh báo đồng USD yếu đã đẩy lạm phát tại một số nước thành viên trở lại những mức trước cuộc khủng hoảng.
Do các nước Vùng Vịnh có tốc độ tăng trưởng khá nhanh nên dù mở cửa hạn chế một số thị trường song nền kinh tế tại những nước này dễ bị tác động do luồng vốn đang tăng lên và những bong bóng tài sản. Sự bùng phát giả tạo ở những thị trường đang nổi chắc chắn sẽ gây áp lực lạm phát - một xu hướng sẽ được cộng hưởng bởi tác động thanh khoản của giá dầu cao hơn và chi phí nhập khẩu tăng. Đồng USD yếu sẽ càng góp phần làm tăng lạm phát.
Theo NCB, khả năng các nền kinh tế khu vực đối phó với những cú sốc từ bên ngoài rõ ràng là hạn chế, ngay cả khi những áp lực hiện nay trong lĩnh vực thực phẩm có thể càng làm gia tăng áp lực đối với dự trữ quốc gia hoặc khu vực về những mặt hàng nông sản chủ chốt trong việc hạ giá thành ngắn hạn.
GCC vẫn dễ bị tác động trước những cú sốc bất ngờ, cả dưới dạng giá thực phẩm lẫn những đợt sóng thanh khoản được tạo ra do bong bóng dầu mỏ ngắn hạn, nhất là khi hoạt động cho vay của ngân hàng trở lại bình thường. Do đó, sự can thiệp chính sách tạm thời có thể một lần nữa trở nên cần thiết để kiềm chế lạm phát./.
Tuy nhiên, nghiên cứu của EIB cảnh báo việc tăng chi tiêu công của sáu nước thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có thể gây lo ngại về đợt lạm phát mới năm 2011 và đề xuất kiểm soát giá cả cùng các biện pháp khác để khắc phục.
GCC đã tăng chi tiêu công lên gần 6% GDP trong năm 2010 nhằm chống lại hậu quả của cuộc khủng hoảng. Sáu nền kinh tế GCC, chiếm gần 1/2 GDP của toàn bộ nền kinh tế của các nước Arập, dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 5,4% năm 2010 và 6,6% năm 2011, sau đợt suy thoái mạnh năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
EIB giải thích rằng các nước GCC có đủ nguồn lực để vượt qua hoàn toàn tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu trong vòng hai năm tới. Dự kiến, GDP của các nền kinh tế GCC sẽ tăng lên khoảng 1.150 tỷ USD năm 2011, giúp tăng lòng tin của giới đầu tư trong các nền kinh tế khu vực vốn đang được xếp loại là phát triển nhanh. Những nền kinh tế này được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong những năm tới.
EIB không đưa ra số liệu GDP cho năm 2010 và những năm trước, song những đánh giá của Viện Tài chính Quốc tế đặt tại Washington (IIF) cho thấy GDP danh nghĩa kết hợp của GCC có thể đạt khoảng 1.010 tỷ USD năm 2010 so với gần 880 tỷ USD năm 2009 và gần 1.070 tỷ USD năm 2008. IIF ước tính lĩnh vực phi dầu mỏ kết hợp trong GCC năm nay đạt gần 560 tỷ USD và lĩnh vực dầu mỏ đạt hơn 450 tỷ USD.
Tuy nhiên, EIB cho rằng: "Những chỉ số tốt không có nghĩa là các nước GCC đã hoàn toàn vượt qua được tác động của cuộc khủng hoảng mà vẫn cần thêm những biện pháp kích thích đối với một số lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng như bất động sản. GCC có những nguồn lực để khắc phục, song điều quan trọng nhất là xem xét tái cơ cấu khu vực bất động sản và tăng cường hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp bị tác động."
Cũng theo nghiên cứu của EIB, cùng với nhu cầu nội địa đang phục hồi và tỷ giá đồng USD yếu, chi tiêu công ở mức cao có thể là gia tăng áp lực lên lạm phát ở GCC. Những chính sách kích thích tài chính và những nhân tố khác đã bắt đầu đẩy lạm phát lên cao, có thể đạt mức trung bình 3-6% năm 2011. Tuy nhiên, các nước GCC vẫn có thể kiểm soát lạm phát bằng cách đa dạng hóa hàng nhập khẩu, kiểm soát và giám sát giá nội địa, cắt giảm chi phí vận tải.
Trong một nghiên cứu mới đây, Ngân hàng Thương mại Quốc gia (NCB) - ngân hàng lớn nhất Arập Xêút - cảnh báo đồng USD yếu đã đẩy lạm phát tại một số nước thành viên trở lại những mức trước cuộc khủng hoảng.
Do các nước Vùng Vịnh có tốc độ tăng trưởng khá nhanh nên dù mở cửa hạn chế một số thị trường song nền kinh tế tại những nước này dễ bị tác động do luồng vốn đang tăng lên và những bong bóng tài sản. Sự bùng phát giả tạo ở những thị trường đang nổi chắc chắn sẽ gây áp lực lạm phát - một xu hướng sẽ được cộng hưởng bởi tác động thanh khoản của giá dầu cao hơn và chi phí nhập khẩu tăng. Đồng USD yếu sẽ càng góp phần làm tăng lạm phát.
Theo NCB, khả năng các nền kinh tế khu vực đối phó với những cú sốc từ bên ngoài rõ ràng là hạn chế, ngay cả khi những áp lực hiện nay trong lĩnh vực thực phẩm có thể càng làm gia tăng áp lực đối với dự trữ quốc gia hoặc khu vực về những mặt hàng nông sản chủ chốt trong việc hạ giá thành ngắn hạn.
GCC vẫn dễ bị tác động trước những cú sốc bất ngờ, cả dưới dạng giá thực phẩm lẫn những đợt sóng thanh khoản được tạo ra do bong bóng dầu mỏ ngắn hạn, nhất là khi hoạt động cho vay của ngân hàng trở lại bình thường. Do đó, sự can thiệp chính sách tạm thời có thể một lần nữa trở nên cần thiết để kiềm chế lạm phát./.
Bùi Hoàn (TTXVN/Vietnam+)