Ông Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết, tính đến đầu năm 2011, Khu kinh tế Dung Quất đã có 113 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với số vốn khoảng 8 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 5 tỷ USD, có 54 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và 22 dự án đang triển khai xây dựng.
Các dự án đã thu hút gần 12.000 lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, trong đó lao động hộ khẩu Quảng Ngãi là hơn 9.200, chiếm gần 78%, riêng lao động có hộ khẩu huyện Bình Sơn chiếm tỷ lệ gần 60%.
Trong năm 2011, khu kinh tế sẽ thu hút thêm 1.000 lao động, đưa tổng số lao động tại khu kinh tế này lên khoảng 13.500 lao động.
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất dự báo đến năm 2015 cần khoảng 25.000 lao động. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu của các nhà máy, xí nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ là những ngành luyện cán thép, cơ khí động lực, cơ khí chế tạo, hóa dầu-hóa chất, du lịch,... đặc biệt là ngành luyện cán thép từ năm 2012 đến năm 2015 sẽ cần trên 3.000 lao động.
Hiện nay, Khu kinh tế Dung Quất tiếp tục phát triển mạnh, từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Số liệu điều tra mới đây của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cũng cho biết, hiện nay lao động cần giải quyết việc làm trên địa bàn Khu kinh tế gần 4.600 người, lao động cần đào tạo nghề hơn 5.200 người, lao động có nhu cầu cần chuyển đổi ngành nghề hơn gần 900 người. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn 10 xã của Khu kinh tế còn có trên 3.000 lao động làm việc trong các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ.
Theo đánh giá của các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi, sau 14 năm hình thành và phát triển, đến nay lao động trong Khu kinh tế Dung Quất đã có bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, nhất là lao động trẻ.
Lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm xuống, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sang công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao.
Trước đây phần lớn người dân sống trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đều sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, khi hàng chục nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất hàng vạn gia đình phải nhường đất để xây dựng nhà máy, di chuyển đến nơi ở mới tại các khu tái định cư, môi trường sinh hoạt và sản xuất bị thay đổi từ sản xuất nông-ngư nghiệp sang công nghiệp, thu hẹp diện tích đất canh tác đã làm thay đổi cách làm và thói quen trong cuộc sống của người dân.
Do đó, vấn đề đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài của người tại Khu kinh tế Dung Quất là hết sức bức thiết theo chủ trương của Chính phủ, nhất là đối với hàng nghìn hộ dân bị thu hồi đất./.
Các dự án đã thu hút gần 12.000 lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, trong đó lao động hộ khẩu Quảng Ngãi là hơn 9.200, chiếm gần 78%, riêng lao động có hộ khẩu huyện Bình Sơn chiếm tỷ lệ gần 60%.
Trong năm 2011, khu kinh tế sẽ thu hút thêm 1.000 lao động, đưa tổng số lao động tại khu kinh tế này lên khoảng 13.500 lao động.
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất dự báo đến năm 2015 cần khoảng 25.000 lao động. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu của các nhà máy, xí nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ là những ngành luyện cán thép, cơ khí động lực, cơ khí chế tạo, hóa dầu-hóa chất, du lịch,... đặc biệt là ngành luyện cán thép từ năm 2012 đến năm 2015 sẽ cần trên 3.000 lao động.
Hiện nay, Khu kinh tế Dung Quất tiếp tục phát triển mạnh, từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Số liệu điều tra mới đây của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cũng cho biết, hiện nay lao động cần giải quyết việc làm trên địa bàn Khu kinh tế gần 4.600 người, lao động cần đào tạo nghề hơn 5.200 người, lao động có nhu cầu cần chuyển đổi ngành nghề hơn gần 900 người. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn 10 xã của Khu kinh tế còn có trên 3.000 lao động làm việc trong các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ.
Theo đánh giá của các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi, sau 14 năm hình thành và phát triển, đến nay lao động trong Khu kinh tế Dung Quất đã có bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, nhất là lao động trẻ.
Lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm xuống, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sang công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao.
Trước đây phần lớn người dân sống trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đều sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, khi hàng chục nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất hàng vạn gia đình phải nhường đất để xây dựng nhà máy, di chuyển đến nơi ở mới tại các khu tái định cư, môi trường sinh hoạt và sản xuất bị thay đổi từ sản xuất nông-ngư nghiệp sang công nghiệp, thu hẹp diện tích đất canh tác đã làm thay đổi cách làm và thói quen trong cuộc sống của người dân.
Do đó, vấn đề đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài của người tại Khu kinh tế Dung Quất là hết sức bức thiết theo chủ trương của Chính phủ, nhất là đối với hàng nghìn hộ dân bị thu hồi đất./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)