Công ty giáo dục phụ đạo cho thiếu nhi hàng đầu của Nhật Bản, KUMON đã giới thiệu những thành tựu 10 năm trong việc điều trị chứng mất trí nhớ cho người lớn tuổi (Dementia) tại Hội nghị chuyên đề học tập và trị liệu cho các nước châu Âu và Mỹ. Hội nghị được tổ chức vào ngày 22/1 tại Kobe với sự tham dự của 1.700 người. Với cùng một phương pháp sử dụng cho thiếu nhi, liệu pháp trị chứng mất trí nhớ cho người lớn tuổi đã được được kết quả hết sức tích cực.
Chứng mất trí nhớ hiện được coi là một vấn đề lớn tại các nước phát triển, với 25 triệu người mắc chứng bệnh này trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Trung Quốc là 6 triệu người, Mỹ có 5 triệu bệnh nhân và Nhật Bản là 2,4 triệu bệnh nhân.
Chính vì thế, liệu pháp điều trị của KUMON đã được đón nhận hết sức tích cực.
Liệu pháp này có được là nhờ vào thành quả nghiên cứu của giáo sư Ryuta Kawashima từ đại học Tohoku. Sau một thời gian dài nghiên cứu trên não bộ của các bệnh nhân mất trí nhớ, giáo sư Ryuta phát hiện ra rằng não bộ con người có thể phục hồi nhờ vào việc trị liệu, đem lại hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng thuốc, giảm chi phí từ quỹ phúc lợi xã hội của các chính phủ.
Từ năm 1998, giáo sư Ryuta bắt đầu tiến hành điều tra về sự kích thích cho não bộ làm việc theo phương pháp tính toán và hoạt động đọc, viết. Dựa trên giả định rằng việc tính toán, đọc văn bản sẽ duy trì và tăng cường khả năng làm việc và từ đó con người có thể làm chậm lại quá trình lão hóa của não. Giáo sư Ryuta tiến hành thực nghiệm trên 32 bệnh nhân Alzheimer và chia làm 2 nhóm (mỗi nhóm 16 người), một nhóm được điều trị theo liệu pháp trên, một nhóm không.
Sau 6 tháng, kết quả mà giáo sư Ryuta đã nhận được là rất tích cực. Tình trạng bệnh của nhóm 16 bệnh nhân điều trị theo liệu pháp tính toán, đọc, viết đã được cải thiện rõ rệt, trong khi nhóm 16 bệnh nhân còn lại bệnh tình ngày càng tồi tệ hơn.
Giáo sư Ryuta đã cho đăng nghiên cứu này trên tạp chí khoa học “Journal of Gerontology” của Mỹ vào năm 2005 và liệu pháp này được đánh giá là “kỳ diệu.”
Trong hội nghị vừa qua, KUMON cũng đã báo cáo vè các trường hợp bệnh nhân đã được điều trị thành công nhờ vào liệu pháp trên, trong đó có bệnh nhân đã từng được hãng thông tấn Reuters đưa tin.
KUMON cũng đã nhận được đề nghị hợp tác nghiên cứu về liệu pháp này từ Mỹ, Phần Lan, Italy, Đức và Anh.
Từ cách đây 10 năm, KUMON đã bắt đầu áp dụng các phương pháp dạy của mình vào liệu pháp điều trị cho các bệnh nhân mất trí nhớ. Căn cứ vào những thành quả đã thu được mà phương pháp KUMON đã được sử dụng để phòng bệnh Alzheimer, mở rộng các lớp học “Chăm sóc sức khỏe cho não bộ” ra khắp Nhật Bản.
Tại hội nghị, KUMON nhấn mạnh mỗi quốc gia đều có kinh nghiệm khác nhau trong việc điều trị bệnh và việc phổ biến các phương pháp hữu ích cho các nước khác là điều rất cần thiết. Nó phù hợp với tôn chỉ mà người sáng lập KUMON, Tooru từng đưa ra cách nửa thế kỷ, nhằm “đóng góp vào sự phát triển của thế giới thông qua phát triển nguồn lực con người.”/.
Chứng mất trí nhớ hiện được coi là một vấn đề lớn tại các nước phát triển, với 25 triệu người mắc chứng bệnh này trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Trung Quốc là 6 triệu người, Mỹ có 5 triệu bệnh nhân và Nhật Bản là 2,4 triệu bệnh nhân.
Chính vì thế, liệu pháp điều trị của KUMON đã được đón nhận hết sức tích cực.
Liệu pháp này có được là nhờ vào thành quả nghiên cứu của giáo sư Ryuta Kawashima từ đại học Tohoku. Sau một thời gian dài nghiên cứu trên não bộ của các bệnh nhân mất trí nhớ, giáo sư Ryuta phát hiện ra rằng não bộ con người có thể phục hồi nhờ vào việc trị liệu, đem lại hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng thuốc, giảm chi phí từ quỹ phúc lợi xã hội của các chính phủ.
Từ năm 1998, giáo sư Ryuta bắt đầu tiến hành điều tra về sự kích thích cho não bộ làm việc theo phương pháp tính toán và hoạt động đọc, viết. Dựa trên giả định rằng việc tính toán, đọc văn bản sẽ duy trì và tăng cường khả năng làm việc và từ đó con người có thể làm chậm lại quá trình lão hóa của não. Giáo sư Ryuta tiến hành thực nghiệm trên 32 bệnh nhân Alzheimer và chia làm 2 nhóm (mỗi nhóm 16 người), một nhóm được điều trị theo liệu pháp trên, một nhóm không.
Sau 6 tháng, kết quả mà giáo sư Ryuta đã nhận được là rất tích cực. Tình trạng bệnh của nhóm 16 bệnh nhân điều trị theo liệu pháp tính toán, đọc, viết đã được cải thiện rõ rệt, trong khi nhóm 16 bệnh nhân còn lại bệnh tình ngày càng tồi tệ hơn.
Giáo sư Ryuta đã cho đăng nghiên cứu này trên tạp chí khoa học “Journal of Gerontology” của Mỹ vào năm 2005 và liệu pháp này được đánh giá là “kỳ diệu.”
Trong hội nghị vừa qua, KUMON cũng đã báo cáo vè các trường hợp bệnh nhân đã được điều trị thành công nhờ vào liệu pháp trên, trong đó có bệnh nhân đã từng được hãng thông tấn Reuters đưa tin.
KUMON cũng đã nhận được đề nghị hợp tác nghiên cứu về liệu pháp này từ Mỹ, Phần Lan, Italy, Đức và Anh.
Từ cách đây 10 năm, KUMON đã bắt đầu áp dụng các phương pháp dạy của mình vào liệu pháp điều trị cho các bệnh nhân mất trí nhớ. Căn cứ vào những thành quả đã thu được mà phương pháp KUMON đã được sử dụng để phòng bệnh Alzheimer, mở rộng các lớp học “Chăm sóc sức khỏe cho não bộ” ra khắp Nhật Bản.
Tại hội nghị, KUMON nhấn mạnh mỗi quốc gia đều có kinh nghiệm khác nhau trong việc điều trị bệnh và việc phổ biến các phương pháp hữu ích cho các nước khác là điều rất cần thiết. Nó phù hợp với tôn chỉ mà người sáng lập KUMON, Tooru từng đưa ra cách nửa thế kỷ, nhằm “đóng góp vào sự phát triển của thế giới thông qua phát triển nguồn lực con người.”/.
P.V (Vietnam+)