Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở Giao thông tỉnh Lâm Đồng khẳng định tỉnh sẽ đầu tư trên 5.000 tỷ đồng cho các tuyến đường trọng yếu vận chuyển bauxite và phát triển kinh tế.
Dự án nâng cấp quốc lộ 20 đoạn từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai đến Cầu Đất (Đà Lạt, Lâm Đồng) đã được phê duyệt với tổng vốn 3.940 tỷ đồng. Trên tuyến này, chủ đầu tư (Tổng cục đường bộ) sẽ triển khai nâng cấp 123km từ ngã ba Dầu Giây lên đến Lộc Sơn (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) vào cuối năm nay do đoạn này có lưu lượng xe cao và cũng là tuyến vận chuyển bauxite (khi chưa có cảng Kê Gà ở Bình Thuận) với tổng vốn 3.700 tỷ đồng theo hình thức đầu tư BOT.
Cùng đó, Lâm Đồng cũng đang hoàn thành thủ tục để xây dựng tuyến đường mới từ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (nơi có tổ hợp dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng) tránh thành phố Bảo Lộc đến quốc lộ 24 với tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng.
Tỉnh cùng Tập đoàn điện lực Việt Nam xúc tiến nâng cấp tuyến đường Lương Sơn (Bình Thuận) - Đại Ninh (Lâm Đồng) qua thủy điện Đại Ninh...
Đặc biệt, để tránh ách tắc giao thông, giảm bức xúc của người dân trong những tháng cuối năm và nhất là trong dịp Tết 2012, Lâm Đồng tập trung sửa chữa một số tuyến đường đang bị hư hỏng nặng.
Tỉnh Lâm Đồng phải tự ứng vốn để làm 30km đường thuộc quốc lộ 27 nằm trên địa bàn huyện Đơn Dương đang bị Ban quản lý dự án 2 (thuộc Tổng cục đường bộ) đào bới thi công nhưng “hết vốn” nên bỏ dở dang; đầu tư sửa chữa tạm thời đường ĐT 722 (hiện nay đã thành một đoạn của đường Đông Trường Sơn kéo dài từ huyện Lạc Dương, Lâm Đồng ra đến tỉnh Quảng Nam) để chấm dứt tình cảnh người dân ở các xã trong vùng bị cô lập do tắc đường.
Tỉnh đẩy nhanh tiến độ nâng cấp đường ĐT 721 từ QL 20 đi qua các huyện phía nam của Lâm Đồng nối liền với tỉnh Bình Phước với số vốn 640 tỷ đồng để đảm bảo lưu thông cho khu vực nam Lâm Đồng...
Theo ông Trương Hữu Hiệp, trong tình cảnh thắt chặt đầu tư công hiện nay, nhiều dự án đang thiếu vốn.
Tuy nhiên do tính chất cấp bách của những tuyến đường huyết mạch này và để kịp thời cho việc vận chuyển bauxite, tỉnh Lâm Đồng và Bộ giao thông vận tải đã cơ bản tạo đủ nguồn cho việc triển khai làm mới, nâng cấp, sửa chữa, đảm bảo sẽ giải quyết những bức xúc về giao thông huyết mạch hiện nay trên địa bàn tỉnh./.
Dự án nâng cấp quốc lộ 20 đoạn từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai đến Cầu Đất (Đà Lạt, Lâm Đồng) đã được phê duyệt với tổng vốn 3.940 tỷ đồng. Trên tuyến này, chủ đầu tư (Tổng cục đường bộ) sẽ triển khai nâng cấp 123km từ ngã ba Dầu Giây lên đến Lộc Sơn (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) vào cuối năm nay do đoạn này có lưu lượng xe cao và cũng là tuyến vận chuyển bauxite (khi chưa có cảng Kê Gà ở Bình Thuận) với tổng vốn 3.700 tỷ đồng theo hình thức đầu tư BOT.
Cùng đó, Lâm Đồng cũng đang hoàn thành thủ tục để xây dựng tuyến đường mới từ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (nơi có tổ hợp dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng) tránh thành phố Bảo Lộc đến quốc lộ 24 với tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng.
Tỉnh cùng Tập đoàn điện lực Việt Nam xúc tiến nâng cấp tuyến đường Lương Sơn (Bình Thuận) - Đại Ninh (Lâm Đồng) qua thủy điện Đại Ninh...
Đặc biệt, để tránh ách tắc giao thông, giảm bức xúc của người dân trong những tháng cuối năm và nhất là trong dịp Tết 2012, Lâm Đồng tập trung sửa chữa một số tuyến đường đang bị hư hỏng nặng.
Tỉnh Lâm Đồng phải tự ứng vốn để làm 30km đường thuộc quốc lộ 27 nằm trên địa bàn huyện Đơn Dương đang bị Ban quản lý dự án 2 (thuộc Tổng cục đường bộ) đào bới thi công nhưng “hết vốn” nên bỏ dở dang; đầu tư sửa chữa tạm thời đường ĐT 722 (hiện nay đã thành một đoạn của đường Đông Trường Sơn kéo dài từ huyện Lạc Dương, Lâm Đồng ra đến tỉnh Quảng Nam) để chấm dứt tình cảnh người dân ở các xã trong vùng bị cô lập do tắc đường.
Tỉnh đẩy nhanh tiến độ nâng cấp đường ĐT 721 từ QL 20 đi qua các huyện phía nam của Lâm Đồng nối liền với tỉnh Bình Phước với số vốn 640 tỷ đồng để đảm bảo lưu thông cho khu vực nam Lâm Đồng...
Theo ông Trương Hữu Hiệp, trong tình cảnh thắt chặt đầu tư công hiện nay, nhiều dự án đang thiếu vốn.
Tuy nhiên do tính chất cấp bách của những tuyến đường huyết mạch này và để kịp thời cho việc vận chuyển bauxite, tỉnh Lâm Đồng và Bộ giao thông vận tải đã cơ bản tạo đủ nguồn cho việc triển khai làm mới, nâng cấp, sửa chữa, đảm bảo sẽ giải quyết những bức xúc về giao thông huyết mạch hiện nay trên địa bàn tỉnh./.
Phan Văn Đông (TTXVN/Vietnam+)