Vào vụ hoa Tết năm nay, nông dân xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đã tận dụng những khoảng đất gò cao để trồng cúc Tiger trên đất lúa, thu lãi hơn 150 triệu đồng/ha.
Từ hiệu quả kinh tế cây cúc Tiger đem lại, đời sống bà con nông dân xã Tân Khánh Đông trở nên khấm khá và diện tích trồng cúc Tiger ngày càng được nhân rộng ra nhiều nơi. Hiện nay, diện tích trồng cúc Tiger trên đất lúa ở xã Tân Khánh Đông là hơn 20ha.
Với những khoảng đất gò cao, bờ kinh trồng lúa trước đây, từ năm 2010 đến nay, nhiều nông dân xã Tân Khánh Đông đã áp dụng mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa, xuất phát từ mô hình trồng cúc trong giỏ để bán vào mỗi dịp Tết của bà con làng hoa Sa Đéc.
Nhiều hộ nông dân cho biết, lợi nhuận từ trồng cúc Tiger đem lại cao hơn từ 6-8 lần so với trồng lúa. Anh Trần Thanh Tuyến ở ấp Khánh Nghĩa, xã Tân Khánh Đông, cho biết trước đây với nghề trồng lúa và hoa màu như dưa leo, dưa hấu, thu nhập của gia đình anh chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha, nhưng từ khi áp dụng mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa, anh thu lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/ha. Do vậy, mô hình trồng cúc trên đất ruộng vẫn được gia đình anh duy trì đến nay.
Anh Tuyến cho biết thêm cây cúc Tiger 3 tháng thu hoạch 1 lần, so với trồng lúa hay làm rẫy thì bán được giá cao hơn. Nếu mình trồng liên canh, nửa tháng này trồng 1 đợt, nửa tháng sau thu hoạch 1 đợt thì thu hoạch dài dài. Tháng mùa nước nổi vừa qua anh tận dụng đất gò cao, lên bờ bao vòng đó rút nước ra khô để trồng. Mùa nước bán có giá hơn mùa khô vì mùa khô ai cũng làm được. Đất ruộng, đất gò cao lên bờ bao trồng trên đất ruộng diện tích rộng hơn, trồng được số lượng nhiều hơn, bán có giá hơn.
Nhiều nông dân xã Tân Khánh Đông cho biết, trồng cúc Tiger đòi hỏi công chăm sóc, nhưng bù lại, thu nhập đem lại rất cao. Đối với những hộ có từ 3-4 lao động, bà con thường mua chồi cúc con đem về giâm 15 ngày, sau đó đưa cây xuống đất trồng, giá hiện nay là 140 đồng/chồi. Còn những hộ không có lao động thì sẽ mua trực tiếp từ Đà Lạt hoặc những hộ làm cúc giống, giá dao động khoảng 500 đồng/cây. Với khoảng 1.000m2 , nông dân sẽ trồng khoảng 12.000 cây. Thời điểm mùa nắng, giá bán cúc dao động từ 2.000-3.500 đồng/cây, còn mùa hoa chuẩn bị Tết lại bán được giá cao hơn, từ khoảng 4.000-5.000 đồng/cây.
Anh Nguyễn Văn Đặng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Khánh Đông cho biết khoảng năm 2010, diện tích trồng cúc Tiger ở xã Tân Khánh Đông còn ít, sau bán có giá, lợi nhuận cao so với làm lúa, nông dân mình mới tận dụng các bờ bao, trong kênh... để trồng. Hiện nay, nông dân trồng rất nhiều, trên 20ha. Bây giờ cúc Tiger nằm trải dài ở 7 ấp, tập trung Khánh Nhơn, Khánh Nghĩa, Khánh Hòa, Đông Huề cặp Sông Tiền cũng có nhưng ít so với các ấp khác.
Mô hình trồng cúc Tiger mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ từ nghèo khó đã thoát nghèo. Mô hình này còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nông thôn. Mặt khác, vào mùa hoa Tết hiện nay, cây cúc trồng trên bờ bao, những vùng gò cao, vùng đất lúa đều phát triển tốt, bông đẹp, dễ bán và giá cao, hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện tại giá bán cúc Tiger dao động từ 5.000-7.000 đồng/cây.
Với 4 vụ trồng cúc Tiger mỗi năm, người trồng cúc có thể có thu nhập trong tay vài trăm triệu đồng.
Bằng cách tận dụng những khoảng đất gò cao trồng lúa như trước đây, giờ thay bằng cây cúc Tiger, nông dân vẫn có thể sản xuất quanh năm, không chỉ mùa Tết mà còn ngay cả trong mùa nước. Đó là chuyện tưởng chừng như không thể nếu canh tác trên cùng một diện tích trồng lúa như trước đây.
Mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa đã thực sự mở một hướng đi thiết thực cho nông dân xã Tân Khánh Đông. Từ hiệu quả của mô hình mang lại, đã có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu và có của ăn, của để nhờ vào cây cúc.
Trong thời gian tới, diện tích trồng cây cúc Tiger có triển vọng sẽ được bà con nông dân xã Tân Khánh Đông mở rộng thêm tại những nơi có điều kiện thích hợp để tiếp tục phát huy những lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
Hiện nay, làng hoa Sa Đéc đang nhân rộng mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa, không chỉ tiêu thụ ở địa phương, mà còn tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài ./.
Từ hiệu quả kinh tế cây cúc Tiger đem lại, đời sống bà con nông dân xã Tân Khánh Đông trở nên khấm khá và diện tích trồng cúc Tiger ngày càng được nhân rộng ra nhiều nơi. Hiện nay, diện tích trồng cúc Tiger trên đất lúa ở xã Tân Khánh Đông là hơn 20ha.
Với những khoảng đất gò cao, bờ kinh trồng lúa trước đây, từ năm 2010 đến nay, nhiều nông dân xã Tân Khánh Đông đã áp dụng mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa, xuất phát từ mô hình trồng cúc trong giỏ để bán vào mỗi dịp Tết của bà con làng hoa Sa Đéc.
Nhiều hộ nông dân cho biết, lợi nhuận từ trồng cúc Tiger đem lại cao hơn từ 6-8 lần so với trồng lúa. Anh Trần Thanh Tuyến ở ấp Khánh Nghĩa, xã Tân Khánh Đông, cho biết trước đây với nghề trồng lúa và hoa màu như dưa leo, dưa hấu, thu nhập của gia đình anh chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha, nhưng từ khi áp dụng mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa, anh thu lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/ha. Do vậy, mô hình trồng cúc trên đất ruộng vẫn được gia đình anh duy trì đến nay.
Anh Tuyến cho biết thêm cây cúc Tiger 3 tháng thu hoạch 1 lần, so với trồng lúa hay làm rẫy thì bán được giá cao hơn. Nếu mình trồng liên canh, nửa tháng này trồng 1 đợt, nửa tháng sau thu hoạch 1 đợt thì thu hoạch dài dài. Tháng mùa nước nổi vừa qua anh tận dụng đất gò cao, lên bờ bao vòng đó rút nước ra khô để trồng. Mùa nước bán có giá hơn mùa khô vì mùa khô ai cũng làm được. Đất ruộng, đất gò cao lên bờ bao trồng trên đất ruộng diện tích rộng hơn, trồng được số lượng nhiều hơn, bán có giá hơn.
Nhiều nông dân xã Tân Khánh Đông cho biết, trồng cúc Tiger đòi hỏi công chăm sóc, nhưng bù lại, thu nhập đem lại rất cao. Đối với những hộ có từ 3-4 lao động, bà con thường mua chồi cúc con đem về giâm 15 ngày, sau đó đưa cây xuống đất trồng, giá hiện nay là 140 đồng/chồi. Còn những hộ không có lao động thì sẽ mua trực tiếp từ Đà Lạt hoặc những hộ làm cúc giống, giá dao động khoảng 500 đồng/cây. Với khoảng 1.000m2 , nông dân sẽ trồng khoảng 12.000 cây. Thời điểm mùa nắng, giá bán cúc dao động từ 2.000-3.500 đồng/cây, còn mùa hoa chuẩn bị Tết lại bán được giá cao hơn, từ khoảng 4.000-5.000 đồng/cây.
Anh Nguyễn Văn Đặng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Khánh Đông cho biết khoảng năm 2010, diện tích trồng cúc Tiger ở xã Tân Khánh Đông còn ít, sau bán có giá, lợi nhuận cao so với làm lúa, nông dân mình mới tận dụng các bờ bao, trong kênh... để trồng. Hiện nay, nông dân trồng rất nhiều, trên 20ha. Bây giờ cúc Tiger nằm trải dài ở 7 ấp, tập trung Khánh Nhơn, Khánh Nghĩa, Khánh Hòa, Đông Huề cặp Sông Tiền cũng có nhưng ít so với các ấp khác.
Mô hình trồng cúc Tiger mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ từ nghèo khó đã thoát nghèo. Mô hình này còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nông thôn. Mặt khác, vào mùa hoa Tết hiện nay, cây cúc trồng trên bờ bao, những vùng gò cao, vùng đất lúa đều phát triển tốt, bông đẹp, dễ bán và giá cao, hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện tại giá bán cúc Tiger dao động từ 5.000-7.000 đồng/cây.
Với 4 vụ trồng cúc Tiger mỗi năm, người trồng cúc có thể có thu nhập trong tay vài trăm triệu đồng.
Bằng cách tận dụng những khoảng đất gò cao trồng lúa như trước đây, giờ thay bằng cây cúc Tiger, nông dân vẫn có thể sản xuất quanh năm, không chỉ mùa Tết mà còn ngay cả trong mùa nước. Đó là chuyện tưởng chừng như không thể nếu canh tác trên cùng một diện tích trồng lúa như trước đây.
Mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa đã thực sự mở một hướng đi thiết thực cho nông dân xã Tân Khánh Đông. Từ hiệu quả của mô hình mang lại, đã có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu và có của ăn, của để nhờ vào cây cúc.
Trong thời gian tới, diện tích trồng cây cúc Tiger có triển vọng sẽ được bà con nông dân xã Tân Khánh Đông mở rộng thêm tại những nơi có điều kiện thích hợp để tiếp tục phát huy những lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
Hiện nay, làng hoa Sa Đéc đang nhân rộng mô hình trồng cúc Tiger trên đất lúa, không chỉ tiêu thụ ở địa phương, mà còn tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài ./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)