Ngày 14/6, tọa đàm về công tác dân vận tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia do Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức đã diễn ra tại Campuchia.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Thế Trung, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương nêu rõ mục đích của tọa đàm là báo cáo những kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm và một số vấn đề trong công tác dân vận vùng biên giới Tây Nam Bộ của Việt Nam-Campuchia. Thông qua tọa đàm, các tỉnh cùng nhau trao đổi học tập kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy quyết liệt hơn nữa công tác vận động quần chúng nơi biên cương của đất nước, trong đó đặc biệt tuyến biên giới Tây Nam Bộ giáp với nước bạn Campuchia.
Vùng biên giới Tây Nam Bộ có diện tích tự nhiên 8.470ha với hơn 645.260 người. Toàn vùng có 7 tôn giáo với 30 hệ phái. Tây Nam Bộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng; có đường biên giới bộ giáp Campuchia 820km; có 6 tỉnh và 24 huyện, 138 xã phường, thị trấn giáp biên giới; 700km đường bờ biển với trên 156 đảo lớn nhỏ nối với nhau gần suốt chiều dài biển Tây Nam, trở thành những căn cứ tiền tiêu chiến lược về kinh tế và quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe báo cáo tham luận của Trung tướng Hoàng Phi Hổ và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng sáu tỉnh của Việt Nam có đường biên giới với Campuchia về công tác dân vận tuyến biên giới.
Đại biểu các tỉnh có đường biên giới với Campuchia đã nêu lên những khó khăn, yếu kém, những kinh nghiệm tốt, từ đó đề ra các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác dân vận để đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đặc biệt, vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất là tiếp tục đổi mới công tác tập huấn dân vận theo hướng phù hợp với thực tế địa bàn, xem xét thủ tục làm đăng ký kết hôn và giấy khai sinh cho người dân sống trên địa bàn giáp biên. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác dân vận cần được phát huy tối đa. Công tác giúp đỡ nhân dân ở địa bàn giáp biên cũng được tiến hành thực hiện hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian qua tình hình an ninh-quốc phòng trên các địa bàn giáp biên cơ bản được được giữ vững.
Riêng tỉnh Bình Phước có hơn 260km đường biên giới tiếp giáp với ba tỉnh Vương quốc Campuchia, có 3 huyện với 15 xã tiếp giáp đường biên quốc gia với 4 huyện và 6 xã của nước bạn.
Trong thời gian qua, lực lượng biên phòng tỉnh đã hoàn thành tốt công tác dân vận đối với nhân dân vùng giáp biên tuân thủ theo chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đi đôi với công tác dân vận là việc quan tâm, chăm lo cho cuộc sống nhân dân vùng biên, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, tình hình an ninh biên giới được luôn được ổn định.
Trung tướng Hoàng Phi Hổ cho biết vùng biên là địa bàn nhạy cảm và hết sức phức tạp, vì thế, cần phải thực hiện tốt công tác dân vận để mang lại hiệu quả cao trong công cuộc giữ gìn trật tự quốc phòng-an ninh vùng biên giới./.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Thế Trung, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương nêu rõ mục đích của tọa đàm là báo cáo những kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm và một số vấn đề trong công tác dân vận vùng biên giới Tây Nam Bộ của Việt Nam-Campuchia. Thông qua tọa đàm, các tỉnh cùng nhau trao đổi học tập kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy quyết liệt hơn nữa công tác vận động quần chúng nơi biên cương của đất nước, trong đó đặc biệt tuyến biên giới Tây Nam Bộ giáp với nước bạn Campuchia.
Vùng biên giới Tây Nam Bộ có diện tích tự nhiên 8.470ha với hơn 645.260 người. Toàn vùng có 7 tôn giáo với 30 hệ phái. Tây Nam Bộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng; có đường biên giới bộ giáp Campuchia 820km; có 6 tỉnh và 24 huyện, 138 xã phường, thị trấn giáp biên giới; 700km đường bờ biển với trên 156 đảo lớn nhỏ nối với nhau gần suốt chiều dài biển Tây Nam, trở thành những căn cứ tiền tiêu chiến lược về kinh tế và quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe báo cáo tham luận của Trung tướng Hoàng Phi Hổ và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng sáu tỉnh của Việt Nam có đường biên giới với Campuchia về công tác dân vận tuyến biên giới.
Đại biểu các tỉnh có đường biên giới với Campuchia đã nêu lên những khó khăn, yếu kém, những kinh nghiệm tốt, từ đó đề ra các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác dân vận để đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đặc biệt, vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất là tiếp tục đổi mới công tác tập huấn dân vận theo hướng phù hợp với thực tế địa bàn, xem xét thủ tục làm đăng ký kết hôn và giấy khai sinh cho người dân sống trên địa bàn giáp biên. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác dân vận cần được phát huy tối đa. Công tác giúp đỡ nhân dân ở địa bàn giáp biên cũng được tiến hành thực hiện hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian qua tình hình an ninh-quốc phòng trên các địa bàn giáp biên cơ bản được được giữ vững.
Riêng tỉnh Bình Phước có hơn 260km đường biên giới tiếp giáp với ba tỉnh Vương quốc Campuchia, có 3 huyện với 15 xã tiếp giáp đường biên quốc gia với 4 huyện và 6 xã của nước bạn.
Trong thời gian qua, lực lượng biên phòng tỉnh đã hoàn thành tốt công tác dân vận đối với nhân dân vùng giáp biên tuân thủ theo chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đi đôi với công tác dân vận là việc quan tâm, chăm lo cho cuộc sống nhân dân vùng biên, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, tình hình an ninh biên giới được luôn được ổn định.
Trung tướng Hoàng Phi Hổ cho biết vùng biên là địa bàn nhạy cảm và hết sức phức tạp, vì thế, cần phải thực hiện tốt công tác dân vận để mang lại hiệu quả cao trong công cuộc giữ gìn trật tự quốc phòng-an ninh vùng biên giới./.
Nguyễn Văn Việt (TTXVN)