Ngày 8/9, các ngành hữu quan của tỉnh Lào Cai cùng Ủy ban Nhân dân các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, thành phố Lào Cai và các đơn vị khai thác, vận tải khoáng sản qua địa bàn Lào Cai đã bàn giải pháp hạn chế tình trạng xe ôtô chở khoáng sản xuất khẩu quá tải trên địa bàn tỉnh, gây ô nhiễm môi trường.
Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị vận tải khoáng sản phải chấp hành nghiêm chỉnh một số nội dung như thực hiện đầy đủ các phương án vận tải đã được phê duyệt; các xe ôtô vận tải khoáng sản phải chở đúng trọng tải quy định, đi đúng tuyến đường, đúng tốc độ, che đậy kín thùng xe để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tự nguyện đóng góp kinh phí (theo quy định) cho tỉnh Lào Cai làm công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường bị hư hại do việc vận chuyển khoáng sản…
Sở Công Thương, Giao thông vận tải, Công an tỉnh sẽ thành lập các tổ kiểm tra thường xuyên trên các tuyến đường, nếu doanh nghiệp nào cố tình vi phạm sẽ báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xóa khỏi danh sách không được tham gia vận chuyển khoáng sản vĩnh viễn trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai, từ đầu năm 2011 đến nay, ngành Công Thương và ngành Giao thông vận tải đã thẩm định và phê duyệt 28 phương án vận chuyển khoáng sản cho 21 đơn vị, với tổng khối lượng là 1.379.224 tấn quặng, bao gồm quặng sắt, quặng mangan, stenđồng, xỉ đuôi tuyển đồng… được khai thác tại tỉnh Lào Cai và các tỉnh trong khu vực để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra còn cho phép vận chuyển một số loại khoáng sản cho các cơ sở chế biến sâu trong nước.
Đến hết tháng 8/2011, các đơn vị đã vận chuyển được gần 1 triệu tấn khoáng sản cho các cơ sở chế biến trong nước và xuất khẩu sang nước bạn Trung Quốc để đổi lấy than cốc, than mỡ phục vụ nhiệm vụ sản xuất công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông của tỉnh Lào Cai xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn đường chỉ đáp ứng cho xe ôtô có tải trọng H10 (10 tấn) qua lại, trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp vận tải đã sử dụng xe ôtô siêu trường, siêu trọng để chở khoáng sản, thậm chí còn chở vượt thêm 50%, có xe chở vượt đến 100% tải trọng để giảm chi phí. Tình trạng lái xe chạy với tốc độ nhanh, còi to ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư và người tham gia giao thông.
Tình trạng này đã dẫn tới việc một số người dân xã Gia Phú bức xúc, vác vật cản ngăn các xe ôtô chở quặng qua lại, khiến các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải mất khá nhiều công sức và thời gian, mất trật tự xã hội./.
Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị vận tải khoáng sản phải chấp hành nghiêm chỉnh một số nội dung như thực hiện đầy đủ các phương án vận tải đã được phê duyệt; các xe ôtô vận tải khoáng sản phải chở đúng trọng tải quy định, đi đúng tuyến đường, đúng tốc độ, che đậy kín thùng xe để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tự nguyện đóng góp kinh phí (theo quy định) cho tỉnh Lào Cai làm công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường bị hư hại do việc vận chuyển khoáng sản…
Sở Công Thương, Giao thông vận tải, Công an tỉnh sẽ thành lập các tổ kiểm tra thường xuyên trên các tuyến đường, nếu doanh nghiệp nào cố tình vi phạm sẽ báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xóa khỏi danh sách không được tham gia vận chuyển khoáng sản vĩnh viễn trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai, từ đầu năm 2011 đến nay, ngành Công Thương và ngành Giao thông vận tải đã thẩm định và phê duyệt 28 phương án vận chuyển khoáng sản cho 21 đơn vị, với tổng khối lượng là 1.379.224 tấn quặng, bao gồm quặng sắt, quặng mangan, stenđồng, xỉ đuôi tuyển đồng… được khai thác tại tỉnh Lào Cai và các tỉnh trong khu vực để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra còn cho phép vận chuyển một số loại khoáng sản cho các cơ sở chế biến sâu trong nước.
Đến hết tháng 8/2011, các đơn vị đã vận chuyển được gần 1 triệu tấn khoáng sản cho các cơ sở chế biến trong nước và xuất khẩu sang nước bạn Trung Quốc để đổi lấy than cốc, than mỡ phục vụ nhiệm vụ sản xuất công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông của tỉnh Lào Cai xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn đường chỉ đáp ứng cho xe ôtô có tải trọng H10 (10 tấn) qua lại, trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp vận tải đã sử dụng xe ôtô siêu trường, siêu trọng để chở khoáng sản, thậm chí còn chở vượt thêm 50%, có xe chở vượt đến 100% tải trọng để giảm chi phí. Tình trạng lái xe chạy với tốc độ nhanh, còi to ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư và người tham gia giao thông.
Tình trạng này đã dẫn tới việc một số người dân xã Gia Phú bức xúc, vác vật cản ngăn các xe ôtô chở quặng qua lại, khiến các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải mất khá nhiều công sức và thời gian, mất trật tự xã hội./.
Hương Thu (TTXVN/Vietnam+)