Lão nông Võ Văn Chung (83 tuổi, ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) là một nông dân điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi, được người dân địa phương mến phục, học hỏi làm theo.
Nhờ thành quả trong sản xuất, ông vinh dự được các ngành, các tổ chức mời đi giao lưu-tham quan và trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều năm liền, ông được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp toàn quốc và được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Năm 2011, trang trại khép kín của ông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao tặng bằng khen “Trang trại vàng Việt Nam.”
Gia đình ông Võ Văn Chung có truyền thống làm nghề nông. Vào những năm 1977-1978, dịch rầy nâu hoành hành ở tỉnh Tiền Giang, cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên lúa giống rất khan hiếm.
Khi nghe tin giáo sư-tiến sỹ Võ Tòng Xuân (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang) mang từ Viện lúa IRI (Philippines) về một số lượng lúa IR36 để phân phát cho ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng thử nghiệm, ông quyết tâm đến Cần Thơ để “xin” lúa về nhân giống.
Do lúa giống đã phân phát cho các tỉnh nên ông Hai Chung chỉ xin được tám hạt lúa IR36. Ông đem tám hạt lúa này gieo trong một cái chậu đất, nhưng có một hạt lép không nảy mầm, còn bảy hạt lúa nảy mầm và nhanh chóng phát triển thành sáu bụi lúa. Ông sáng kiến tỉa các nhánh trong bụi lúa này ra cấy vào đất ruộng và nhân được 124 cây lúa khác. Các cây lúa chín đến đâu, ông dùng kéo cắt lấy hạt để nhân giống tiếp.
Đến cuối năm 1977, ông có đủ lượng lúa giống IR36 để gieo sạ hết diện tích hơn 3ha đất của gia đình. Lúa giống do ông Hai Chung lai tạo có nhiều ưu điểm như kháng rầy, năng suất cao, đẻ nhánh nhiều, bông dài và hạt chắc, thu hoạch cho năng suất 5 tấn/ha.
Chỉ ba năm sau, ông sản xuất được hơn 60 tấn lúa giống. Đây là số lúa vô cùng quý giá ở thời điểm đó, nhưng ông tình nguyện hỗ trợ người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ, góp phần nhân rộng giống lúa IR36 trong khu vực và cứu vãn tình hình khó khăn do mất mùa những năm 1979-1980.
Nhờ có uy tín, ông Chung được bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú, xã Lương Hòa Lạc. Mỗi năm, ông tiếp tục cùng các xã viên nhân ra hàng chục loại giống chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa. Việc lai tạo giống lúa chất lượng cao của ông Võ Văn Chung đã nổi tiếng trong vùng.
Trước đây, khi còn là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đến tận ruộng của ông để tham quan. Khi công việc trồng lúa thành công, ông Chung liền nghĩ đến chăn nuôi gia súc. Được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi tặng hai con lợn giống Pháp, lão nông Võ Văn Chung liền đầu tư chuồng trại để nuôi và nhân giống.
Từ đó, đàn lợn của gia đình ông ngày càng tăng, công việc chăn nuôi được tổ chức theo hướng công nghiệp hiện đại. Hiện tại, ông có sáu trại nuôi lợn với hơn 700 con, trong đó có khoảng 200 con lợn nái, 50 con lợn đực để lấy giống, số còn lại là lợn thịt. Ngoài việc bán lợn thịt, lợn giống, ông còn làm dịch vụ gieo tinh nhân tạo. Trang trại lợn của ông được đầu tư rất hiện đại, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Do tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật nên trang trại lợn của ông từ trước đến nay đều không bị dịch bệnh.
Tuy kinh tế gia đình đã khá giả, nhưng ông Võ Văn Chung chưa buông tay ngơi nghỉ mà sang nhượng thêm gần 3ha đất gần nhà để trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản theo mô hình sản xuất VACR. Ngoài 1ha lúa giống, gia đình ông có sáu trại heo, 2ha vườn trồng mận An Phước xen cam sành, bưởi da xanh. Dưới các ao mương, ông thả các loại cá tra, cá tai tượng, cá trê và nuôi 3.000 con vịt siêu thịt. Hàng tháng, ông có thu nhập hàng chục triệu đồng từ các mô hình sản xuất trên.
Đã ở tuổi 83, ông Chung vẫn còn sức khỏe và hăng say tham gia lao động sản xuất. Ông thường thuê thêm 15 lao động để phụ trách từng lĩnh vực sản xuất khác nhau. Công việc sản xuất của gia đình ông giống như một nông trường. Gần đây, dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình ông vẫn diễn ra bình thường, mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng./.
Nhờ thành quả trong sản xuất, ông vinh dự được các ngành, các tổ chức mời đi giao lưu-tham quan và trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều năm liền, ông được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp toàn quốc và được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Năm 2011, trang trại khép kín của ông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao tặng bằng khen “Trang trại vàng Việt Nam.”
Gia đình ông Võ Văn Chung có truyền thống làm nghề nông. Vào những năm 1977-1978, dịch rầy nâu hoành hành ở tỉnh Tiền Giang, cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên lúa giống rất khan hiếm.
Khi nghe tin giáo sư-tiến sỹ Võ Tòng Xuân (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang) mang từ Viện lúa IRI (Philippines) về một số lượng lúa IR36 để phân phát cho ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng thử nghiệm, ông quyết tâm đến Cần Thơ để “xin” lúa về nhân giống.
Do lúa giống đã phân phát cho các tỉnh nên ông Hai Chung chỉ xin được tám hạt lúa IR36. Ông đem tám hạt lúa này gieo trong một cái chậu đất, nhưng có một hạt lép không nảy mầm, còn bảy hạt lúa nảy mầm và nhanh chóng phát triển thành sáu bụi lúa. Ông sáng kiến tỉa các nhánh trong bụi lúa này ra cấy vào đất ruộng và nhân được 124 cây lúa khác. Các cây lúa chín đến đâu, ông dùng kéo cắt lấy hạt để nhân giống tiếp.
Đến cuối năm 1977, ông có đủ lượng lúa giống IR36 để gieo sạ hết diện tích hơn 3ha đất của gia đình. Lúa giống do ông Hai Chung lai tạo có nhiều ưu điểm như kháng rầy, năng suất cao, đẻ nhánh nhiều, bông dài và hạt chắc, thu hoạch cho năng suất 5 tấn/ha.
Chỉ ba năm sau, ông sản xuất được hơn 60 tấn lúa giống. Đây là số lúa vô cùng quý giá ở thời điểm đó, nhưng ông tình nguyện hỗ trợ người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ, góp phần nhân rộng giống lúa IR36 trong khu vực và cứu vãn tình hình khó khăn do mất mùa những năm 1979-1980.
Nhờ có uy tín, ông Chung được bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú, xã Lương Hòa Lạc. Mỗi năm, ông tiếp tục cùng các xã viên nhân ra hàng chục loại giống chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa. Việc lai tạo giống lúa chất lượng cao của ông Võ Văn Chung đã nổi tiếng trong vùng.
Trước đây, khi còn là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đến tận ruộng của ông để tham quan. Khi công việc trồng lúa thành công, ông Chung liền nghĩ đến chăn nuôi gia súc. Được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi tặng hai con lợn giống Pháp, lão nông Võ Văn Chung liền đầu tư chuồng trại để nuôi và nhân giống.
Từ đó, đàn lợn của gia đình ông ngày càng tăng, công việc chăn nuôi được tổ chức theo hướng công nghiệp hiện đại. Hiện tại, ông có sáu trại nuôi lợn với hơn 700 con, trong đó có khoảng 200 con lợn nái, 50 con lợn đực để lấy giống, số còn lại là lợn thịt. Ngoài việc bán lợn thịt, lợn giống, ông còn làm dịch vụ gieo tinh nhân tạo. Trang trại lợn của ông được đầu tư rất hiện đại, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Do tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật nên trang trại lợn của ông từ trước đến nay đều không bị dịch bệnh.
Tuy kinh tế gia đình đã khá giả, nhưng ông Võ Văn Chung chưa buông tay ngơi nghỉ mà sang nhượng thêm gần 3ha đất gần nhà để trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản theo mô hình sản xuất VACR. Ngoài 1ha lúa giống, gia đình ông có sáu trại heo, 2ha vườn trồng mận An Phước xen cam sành, bưởi da xanh. Dưới các ao mương, ông thả các loại cá tra, cá tai tượng, cá trê và nuôi 3.000 con vịt siêu thịt. Hàng tháng, ông có thu nhập hàng chục triệu đồng từ các mô hình sản xuất trên.
Đã ở tuổi 83, ông Chung vẫn còn sức khỏe và hăng say tham gia lao động sản xuất. Ông thường thuê thêm 15 lao động để phụ trách từng lĩnh vực sản xuất khác nhau. Công việc sản xuất của gia đình ông giống như một nông trường. Gần đây, dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình ông vẫn diễn ra bình thường, mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng./.
Công Trí (TTXVN)