Ngày 13/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020 tại khu vực phía Nam.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh bảo hiểm y tế toàn dân là nguồn tài chính lâu dài, vững bền của nhân dân và cả ngành y tế, đồng thời cũng là chính sách an sinh xã hội của cả nước.
Mục đích cuối cùng của bảo hiểm y tế là phục vụ nhân dân và hài lòng người bệnh. Mục tiêu chung của đề án phấn đấu đến năm 2015 có trên 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế và năm 2020 có hơn 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển.
Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và 3 năm Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực, tính đến cuối năm 2011 đã có 55,9 triệu người tham gia (chiếm 63,7% dân số), trong đó người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2011 đã cho thấy thách thức để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân là rất lớn. Năm 2010, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế chỉ tăng thêm 1,8% so với năm 2009; năm 2011 tăng thêm 3,7% so với năm 2010, vì thế vẫn còn nhiều khó khăn liên quan đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng có trách nhiệm theo quy định, cũng như người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế.
Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên những giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể theo từng đối tượng. Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh kiến nghị, cần đảm bảo nguồn ngân sách và nâng cao mức hỗ trợ huy động nguồn lực trong xã hội, đồng thời giám sát chặt chẽ đóng bảo hiểm y tế ở các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thuộc xã, huyện và đẩy mạnh công tác chống quá tải các bệnh viện lớn.
Sở Y tế thành phố kiến nghị cho phép được áp dụng các chuẩn nghèo của thành phố khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, do chuẩn nghèo của thành phố cao hơn so với cả nước. Nếu được chấp thuận, dự kiến tỷ lệ người đóng bảo hiểm y tế của thành phố đạt được chỉ tiêu đề ra.
Các đại biểu cũng cho rằng vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân do chính sách pháp luật và cách thức tổ chức thực hiện. Công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu do thực hiện không thường xuyên, phương thức chưa phù hợp; chất lượng khám, chữa bệnh còn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và quy trình chuyển tuyến còn phiền hà, chất lượng khám chữa bệnh còn những bất cập./.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh bảo hiểm y tế toàn dân là nguồn tài chính lâu dài, vững bền của nhân dân và cả ngành y tế, đồng thời cũng là chính sách an sinh xã hội của cả nước.
Mục đích cuối cùng của bảo hiểm y tế là phục vụ nhân dân và hài lòng người bệnh. Mục tiêu chung của đề án phấn đấu đến năm 2015 có trên 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế và năm 2020 có hơn 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển.
Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và 3 năm Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực, tính đến cuối năm 2011 đã có 55,9 triệu người tham gia (chiếm 63,7% dân số), trong đó người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2011 đã cho thấy thách thức để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân là rất lớn. Năm 2010, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế chỉ tăng thêm 1,8% so với năm 2009; năm 2011 tăng thêm 3,7% so với năm 2010, vì thế vẫn còn nhiều khó khăn liên quan đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng có trách nhiệm theo quy định, cũng như người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế.
Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên những giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể theo từng đối tượng. Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh kiến nghị, cần đảm bảo nguồn ngân sách và nâng cao mức hỗ trợ huy động nguồn lực trong xã hội, đồng thời giám sát chặt chẽ đóng bảo hiểm y tế ở các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thuộc xã, huyện và đẩy mạnh công tác chống quá tải các bệnh viện lớn.
Sở Y tế thành phố kiến nghị cho phép được áp dụng các chuẩn nghèo của thành phố khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, do chuẩn nghèo của thành phố cao hơn so với cả nước. Nếu được chấp thuận, dự kiến tỷ lệ người đóng bảo hiểm y tế của thành phố đạt được chỉ tiêu đề ra.
Các đại biểu cũng cho rằng vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân do chính sách pháp luật và cách thức tổ chức thực hiện. Công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu do thực hiện không thường xuyên, phương thức chưa phù hợp; chất lượng khám, chữa bệnh còn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và quy trình chuyển tuyến còn phiền hà, chất lượng khám chữa bệnh còn những bất cập./.
Huỳnh Kim Phượng (TTXVN)