Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay

Lễ tắm Phật thể hiện đức tin của người Khmer về Phật pháp, đồng thời cầu mong sự bình an đến bản thân và gia đình trong năm mới.

Là nghi thức quan trọng và độc đáo trong dịp Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer ở Nam bộ, lễ tắm Phật thể hiện đức tin của người Khmer về Phật pháp, đồng thời cầu mong sự bình an đến bản thân và gia đình trong năm mới.

Để bắt đầu buổi Lễ, các ngôi chùa sẽ cất lên ba hồi trống nhằm thông báo với mọi người biết và chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Các pho tượng Phật trong chùa được thỉnh ra đặt ở một khoảng sân rộng để thuận tiện thực hiện nghi thức tắm Phật.

Người Khmer đến chùa với những bình nước thơm (nước sạch có bỏ hoa và dầu thơm) trên tay thể hiện sự tôn kính của mình đến các pho tượng Phật.

Trước hết, Ban quản trị chùa dẫn đầu đoàn người thực hiện nghi thức diễu hành ba vòng xung quanh chánh điện để chào mừng năm mới. Sau đó, mọi người sẽ tập trung tụng kinh và làm Lễ cầu an và cầu siêu ngay tại chánh điện.

Tiếp theo, tất cả sẽ tập trung trước các bức tượng Phật, sư Trụ trì chùa tiến hành làm Lễ và thực hiện nghi thức tắm Phật. Lần lượt Tỳ khưu đến các Sa di (các cấp bậc của các nhà sư) trong chùa thực hiện rồi mới đến các Phật tử.

Mọi người dùng bình nước thơm để tắm các bức tượng Phật. Nếu ở những ngôi chùa có những tượng Phật lớn thì có thể thực hiện những động tác tắm tượng trưng lên một bộ phận nào đó trên pho tượng.

Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 1Khung cảnh chuẩn bị cho Lễ Tắm Phật tại chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh).
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 2Người Khmer với bình nước thơm (nước sạch có hoa và dầu thơm) trên tay trên đường vào chùa làm lễ.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 3Bình nước thơm (nước sạch có hoa và dầu thơm) dùng trong buổi Lễ Tắm Phật.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 4Các nhà sư tiến hành các nghi lễ và thực hiện nghi thức tắm Phật tại chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú).
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 5Các pho tượng Phật trong chùa được thỉnh ra đặt ở một khoảng sân rộng để thực hiện nghi thức tắm Phật.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 6Lễ Tắm Phật được thực hiện trong nghi thức trang trọng, tôn nghiêm.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 7Các bình nước thơm (nước sạch có bỏ hoa và dầu thơm) mà người dân mang vào chùa để làm Lễ Tắm Phật.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 8Các sư thực hiện nghi thức tắm Phật sau đó mới đến các Phật tử.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 9Mọi người dùng bình nước thơm để tắm các bức tượng Phật.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 10Sau nghi thức tắm Phật xong, các sư sãi trong chùa tiếp tục thực hiện nghi thức tắm hoặc rửa tay chân cho sư Trụ trì
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 11Mọi người tập trung nghe sư Trụ trì tụng kinh Thuyết Pháp trước tượng Phật tại chùa Mich (huyện Trà Cú, Trà Vinh) sau khi thực hiện nghi thức tắm Phật.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 12Phần nước thánh còn lại sẽ được các Phật tử mang về thực hiện nghi thức rửa tay chân cho ông bà, cha mẹ.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 13Nhiều người đi thắp hương viếng mộ trong buổi Lê Tắm Phật.
Lễ Tắm Phật của người Khmer trong dịp Tết Chol Chnam Thmay ảnh 14Sau cùng, từng gia đình sẽ mời các vị sư thầy làm lễ tụng kinh, cầu siêu tại các tháp đựng hài cốt để tưởng nhớ đến người đã mất.

Lễ Tắm Phật còn mang ý nghĩa để mọi người tẩy rửa sạch hết những điều không may mắn trong năm cũ để bước sang một năm mới với một thân thể mới, sạch sẽ hơn.

Chị Thạch Thị Tú Quyên (22 tuổi) thực hiện Lễ Tắm Phật tại chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Tôi thường cầu mong ba mẹ tôi luôn mạnh khỏe, gia đình tôi được no đủ, bình an.”

Sau nghi thức tắm Phật xong, các sư sãi tiếp tục thực hiện nghi thức tắm hoặc rửa tay chân cho sư Trụ trì, là người có công truyền đạo và dạy chữ, dạy kinh Phật cho họ.

Tiếp đến, phần nước thánh còn lại sẽ được các Phật tử mang về thực hiện nghi thức rửa tay chân cho ông bà, cha mẹ, thể hiện tấm lòng biết ơn nuôi nấng, dưỡng dục đến các bậc sinh thành./.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục