Bà Lê Thị Lượng, một Việt kiều tại Lào đã trở thành một thương hiệu Việt, một nhà doanh nghiệp giỏi của khu vực Đông Nam Á, một giám đốc điều hành tập đoàn Đào Hương nổi tiếng khắp cả nước Lào…
Quê ở Huế nhưng bà sinh và lớn lên tại Paksé Lào. Do gia đình nghèo nên bà chỉ học đến lớp 6 rồi ra kiếm ăn giúp bố, mẹ nuôi các em. Từ năm 14 tuổi bà phải làm đủ nghề để sống như bán bánh chuối, bánh gai... rồi sau đó chuyển qua bán thực phẩm ở chợ. Năm 26 tuổi gia đình bà chuyển lên Vientiane nhưng cuộc sống vẫn rất cơ cực.
Những ngày hàng hết sớm, bà thường đến phân xã TTXVN tại Lào chơi, tại đây bà đã gặp một ân nhân là ông Đặng Kiên, Trưởng phân xã. Ông Kiên giúp bà nhiều thứ, trong đó có việc phấn đấu cho bản thân.
Năm 1980, bà lập gia đình rồi trở lại quê cũ Paksé tiếp tục sống bằng nghề làm bánh gai, mứt bỏ mối và bắt đầu có chút vốn. Được sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Champasak bà mạnh dạn lập Công ty Đào Hương đầu năm 1991, kinh doanh hàng nhập khẩu như mì chính, sữa, nước mắm, đường, dầu ăn... từ Thái Lan.
Bà chủ trương bán giá rẻ để quay vòng nhanh đồng vốn nên rất đắt hàng. Vận may đã đến khi hai nước Việt-Lào mở cửa khẩu Lao Bảo, bà đón nhận thời cơ vàng mở cửa hàng tại đây. Hàng hóa tăng dần từng ngày, các công ty nước ngoài thấy bà làm ăn uy tín nên rót hàng càng nhiều, do đó tuy bán không đắt nhưng bà bán được nhiều nên lãi cũng rất lớn.
Khi đã có vốn bà lại nghĩ một hướng khác đầu tư lâu dài hơn. Đó là thu mua, trồng và chế biến càphê xuất khẩu. Cho đến nay bà đã có hơn 300ha cà phê ba năm tuổi chi chít quả, nhà máy chế biến cà phê ở ngoại ô thị xã Paksé, có thiết bị máy móc hiện, công nghệ đúng chuẩn châu Âu, sản xuất khép kín.
Anh Bunlợt, quản lí nhà máy cho biết ưu tiên hàng đầu của nhà máy là chất lượng sản phẩm nên trong quy trình chế biến được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy thương hiệu cà phê Đào Hương gần như độc quyền tại nước Lào và có uy tín với các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
Năm 2009, tập đoàn đã xuất khẩu gần 7.000 tấn càphê Arabica và Robusta, trong đó có 3.000 tấn xuất sang Nhật Bản; càphê hòa tan xuất sang Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Trung Quốc. Ngoài càphê bà còn mở rộng một số mặt hàng khác như nước giải khát, các loại bánh mứt cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Bà còn có một hệ thống cửa hàng miễn thuế nhiều nơi ở nước Lào với quy mô lớn tại Vientiane, Bolikhamxai, Savannakhet, Champasak và sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng miễn thuế tại một số tỉnh Bắc Lào.
Bà đã được nhận danh hiệu "nhà doanh nghiệp giỏi" của khu vực Đông Nam Á, được Chính phủ Lào đánh giá cao trong hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như những đóng góp của tập đoàn cho các hoạt động xã hội./.
Quê ở Huế nhưng bà sinh và lớn lên tại Paksé Lào. Do gia đình nghèo nên bà chỉ học đến lớp 6 rồi ra kiếm ăn giúp bố, mẹ nuôi các em. Từ năm 14 tuổi bà phải làm đủ nghề để sống như bán bánh chuối, bánh gai... rồi sau đó chuyển qua bán thực phẩm ở chợ. Năm 26 tuổi gia đình bà chuyển lên Vientiane nhưng cuộc sống vẫn rất cơ cực.
Những ngày hàng hết sớm, bà thường đến phân xã TTXVN tại Lào chơi, tại đây bà đã gặp một ân nhân là ông Đặng Kiên, Trưởng phân xã. Ông Kiên giúp bà nhiều thứ, trong đó có việc phấn đấu cho bản thân.
Năm 1980, bà lập gia đình rồi trở lại quê cũ Paksé tiếp tục sống bằng nghề làm bánh gai, mứt bỏ mối và bắt đầu có chút vốn. Được sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Champasak bà mạnh dạn lập Công ty Đào Hương đầu năm 1991, kinh doanh hàng nhập khẩu như mì chính, sữa, nước mắm, đường, dầu ăn... từ Thái Lan.
Bà chủ trương bán giá rẻ để quay vòng nhanh đồng vốn nên rất đắt hàng. Vận may đã đến khi hai nước Việt-Lào mở cửa khẩu Lao Bảo, bà đón nhận thời cơ vàng mở cửa hàng tại đây. Hàng hóa tăng dần từng ngày, các công ty nước ngoài thấy bà làm ăn uy tín nên rót hàng càng nhiều, do đó tuy bán không đắt nhưng bà bán được nhiều nên lãi cũng rất lớn.
Khi đã có vốn bà lại nghĩ một hướng khác đầu tư lâu dài hơn. Đó là thu mua, trồng và chế biến càphê xuất khẩu. Cho đến nay bà đã có hơn 300ha cà phê ba năm tuổi chi chít quả, nhà máy chế biến cà phê ở ngoại ô thị xã Paksé, có thiết bị máy móc hiện, công nghệ đúng chuẩn châu Âu, sản xuất khép kín.
Anh Bunlợt, quản lí nhà máy cho biết ưu tiên hàng đầu của nhà máy là chất lượng sản phẩm nên trong quy trình chế biến được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy thương hiệu cà phê Đào Hương gần như độc quyền tại nước Lào và có uy tín với các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
Năm 2009, tập đoàn đã xuất khẩu gần 7.000 tấn càphê Arabica và Robusta, trong đó có 3.000 tấn xuất sang Nhật Bản; càphê hòa tan xuất sang Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Trung Quốc. Ngoài càphê bà còn mở rộng một số mặt hàng khác như nước giải khát, các loại bánh mứt cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Bà còn có một hệ thống cửa hàng miễn thuế nhiều nơi ở nước Lào với quy mô lớn tại Vientiane, Bolikhamxai, Savannakhet, Champasak và sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng miễn thuế tại một số tỉnh Bắc Lào.
Bà đã được nhận danh hiệu "nhà doanh nghiệp giỏi" của khu vực Đông Nam Á, được Chính phủ Lào đánh giá cao trong hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như những đóng góp của tập đoàn cho các hoạt động xã hội./.
Hoàng Chương (Vietnam+)