Nhân Ngày Thơ thế giới năm 2010 vào ngày 21/3 tới, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova đã gửi thông điệp kêu gọi các dân tộc hãy để thơ trở thành con đường dẫn đến hòa bình.
Thông điệp nói thơ là phương tiện giao lưu, phương tiện chuyển tải tri thức, lan tỏa ở mọi nơi, không có biên giới và rào cản.
Với cam kết thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ của phẩm giá, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, UNESCO coi thơ là nguồn tài nguyên quan trọng.
Bà Irina Bokova cho biết năm 2010 đã được Liên hợp quốc tuyên bố là Năm Quốc tế xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa.
Thơ là bộ sưu tập vang vọng các âm hưởng chung của nhân loại nên nó phải được thu thập, nghiên cứu, xuất bản và dịch nhiều hơn nữa.
Nhấn mạnh mỗi ngôn ngữ đều có chất thơ và mỗi người đều giữ "chìa khóa" cho tiếng thơ riêng của họ, bà nhận định thơ là một nơi mà trong đó các dân tộc có thể gặp nhau thông qua những từ ngữ đầy màu sắc, nhịp điệu và âm nhạc.
Với chương trình mới cho hai năm 2010-2011 về các nhà thơ nổi tiếng thế giới Rabindranath Tagore (Ấn Độ), Pablo Neruda (Chile) và Aimé Césaire (Martinique), UNESCO đặc biệt khuyến khích mọi phương tiện đa chiều nhằm làm cho thơ dễ tiếp cận hơn và tăng được tác động của nó./.
Thông điệp nói thơ là phương tiện giao lưu, phương tiện chuyển tải tri thức, lan tỏa ở mọi nơi, không có biên giới và rào cản.
Với cam kết thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ của phẩm giá, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, UNESCO coi thơ là nguồn tài nguyên quan trọng.
Bà Irina Bokova cho biết năm 2010 đã được Liên hợp quốc tuyên bố là Năm Quốc tế xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa.
Thơ là bộ sưu tập vang vọng các âm hưởng chung của nhân loại nên nó phải được thu thập, nghiên cứu, xuất bản và dịch nhiều hơn nữa.
Nhấn mạnh mỗi ngôn ngữ đều có chất thơ và mỗi người đều giữ "chìa khóa" cho tiếng thơ riêng của họ, bà nhận định thơ là một nơi mà trong đó các dân tộc có thể gặp nhau thông qua những từ ngữ đầy màu sắc, nhịp điệu và âm nhạc.
Với chương trình mới cho hai năm 2010-2011 về các nhà thơ nổi tiếng thế giới Rabindranath Tagore (Ấn Độ), Pablo Neruda (Chile) và Aimé Césaire (Martinique), UNESCO đặc biệt khuyến khích mọi phương tiện đa chiều nhằm làm cho thơ dễ tiếp cận hơn và tăng được tác động của nó./.
(TTXVN/Vietnam+)