Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 17/6 đã họp phiên cấp cao về chống tội phạm xuyên quốc gia - loại hình tội phạm đã phát triển trên quy mô toàn cầu và đang trở thành thách thức lớn đối với hòa bình, phát triển và thậm chí cả chủ quyền quốc gia.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã trở thành mối đe dọa an ninh đa quốc gia. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều cố gắng nhằm đối phó với thách thức này, như ngăn chặn tội phạm và cải thiện hệ thống tư pháp.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về các vấn đề chống buôn lậu ma túy, vũ khí và chống tệ nạn buôn người.
Nhiều tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đều quan tâm tới vấn đề tội phạm có tổ chức.
Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Những tiến bộ trong hệ thống tư pháp chưa theo kịp những thủ đoạn và kỹ năng của bọn tội phạm. Hậu quả là an ninh các quốc gia bị đe doạ.
Ông Ban Ki-moon cho biết tháng Mười tới, đại diện các nước tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức (Công ước Palermo) sẽ gặp nhau tại Vienna, Áo để kiểm điểm 10 năm thực hiện và bàn biện pháp thúc đẩy công ước này.
Ông kêu gọi các quốc gia đưa ra cơ chế mới nhằm tận dụng tất cả các công cụ của Công ước Palermo để chống lại tội phạm xuyên quốc gia.
Nhân phiên họp này của Đại hội đồng, Văn phòng ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã công bố báo cáo “Toàn cầu hóa tội phạm”, cho rằng các quốc gia đã không ứng phó thích đáng với tội phạm xuyên quốc gia.
Báo cáo kêu gọi phản ứng ở quy mô toàn cầu trên cơ sở của Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức. Báo cáo cho biết chỉ riêng ở châu Âu đã có tới 140.000 người là nạn nhân của tệ nạn buôn người vì mục đích khai thác tình dục.
Các tổ chức tội phạm đã kiềm "lời" khoảng 3 tỷ USD mỗi năm từ hoạt động phi pháp này. Châu Âu cũng được cho là thị trường heroin lớn nhất, với giá trị lên tới 20 tỷ USD.
Giám đốc chấp hành của UNODC Antonio Maria Costa cho biết mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia không dừng lại ở phạm vi kinh tế. Bằng cách dùng tiền và đe dọa bạo lực, loại tội phạm này đã tác động tới bầu cử, chính trị và quyền lực, thậm chí cả quân đội.
Ông cho rằng ngày nay không nước nào có thể giải quyết riêng rẽ vấn đề tội phạm của mình, mà cần phải có nỗ lực toàn cầu. Các biện pháp chống băng nhóm mafia sẽ không ngăn chặn được nạn buôn bán ma túy, nếu như những vấn đề liên quan tới thị trường ma túy không được giải quyết triệt để, kể cả vấn đề luật sư và ngân hàng bao che, rửa tiền cho hoạt động này.
Ông Antonio cũng lưu ý rằng việc thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ chính là biện pháp hiệu quả để chống tội phạm./.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã trở thành mối đe dọa an ninh đa quốc gia. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều cố gắng nhằm đối phó với thách thức này, như ngăn chặn tội phạm và cải thiện hệ thống tư pháp.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về các vấn đề chống buôn lậu ma túy, vũ khí và chống tệ nạn buôn người.
Nhiều tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đều quan tâm tới vấn đề tội phạm có tổ chức.
Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Những tiến bộ trong hệ thống tư pháp chưa theo kịp những thủ đoạn và kỹ năng của bọn tội phạm. Hậu quả là an ninh các quốc gia bị đe doạ.
Ông Ban Ki-moon cho biết tháng Mười tới, đại diện các nước tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức (Công ước Palermo) sẽ gặp nhau tại Vienna, Áo để kiểm điểm 10 năm thực hiện và bàn biện pháp thúc đẩy công ước này.
Ông kêu gọi các quốc gia đưa ra cơ chế mới nhằm tận dụng tất cả các công cụ của Công ước Palermo để chống lại tội phạm xuyên quốc gia.
Nhân phiên họp này của Đại hội đồng, Văn phòng ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã công bố báo cáo “Toàn cầu hóa tội phạm”, cho rằng các quốc gia đã không ứng phó thích đáng với tội phạm xuyên quốc gia.
Báo cáo kêu gọi phản ứng ở quy mô toàn cầu trên cơ sở của Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức. Báo cáo cho biết chỉ riêng ở châu Âu đã có tới 140.000 người là nạn nhân của tệ nạn buôn người vì mục đích khai thác tình dục.
Các tổ chức tội phạm đã kiềm "lời" khoảng 3 tỷ USD mỗi năm từ hoạt động phi pháp này. Châu Âu cũng được cho là thị trường heroin lớn nhất, với giá trị lên tới 20 tỷ USD.
Giám đốc chấp hành của UNODC Antonio Maria Costa cho biết mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia không dừng lại ở phạm vi kinh tế. Bằng cách dùng tiền và đe dọa bạo lực, loại tội phạm này đã tác động tới bầu cử, chính trị và quyền lực, thậm chí cả quân đội.
Ông cho rằng ngày nay không nước nào có thể giải quyết riêng rẽ vấn đề tội phạm của mình, mà cần phải có nỗ lực toàn cầu. Các biện pháp chống băng nhóm mafia sẽ không ngăn chặn được nạn buôn bán ma túy, nếu như những vấn đề liên quan tới thị trường ma túy không được giải quyết triệt để, kể cả vấn đề luật sư và ngân hàng bao che, rửa tiền cho hoạt động này.
Ông Antonio cũng lưu ý rằng việc thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ chính là biện pháp hiệu quả để chống tội phạm./.
(TTXVN/Vietnam+)