Ngày 13/7, kết thúc Hội nghị Viện các giám đốc ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi đã kêu gọi các nước nâng cao hiệu quả quản lý đối với các công ty sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu để tránh tái diễn các thảm họa tương tự.
Ông Supachai nêu rõ các nghiên cứu của UNCTAD và nhiều thể chế tài chính toàn cầu khác về tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tới nền kinh tế thế giới đều nhấn mạnh mối tương tác giữa "sức khỏe" của các công ty lớn toàn cầu và cuộc sống của người dân bình thường.
Các nỗ lực cải tổ hệ thống tài chính quốc gia và đa phương đã xác định các lĩnh vực đặc thù của quản trị công ty cần được cải tổ tại các thể chế tài chính. Các nỗ lực cải tổ này cần tập trung tăng cường giám sát quản lý, coi rủi ro quản lý thuộc trách nhiệm điều hành.
Các nỗ lực cải tổ quản trị của các công ty tập trung vào các thể chế tài chính sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực cải tổ nhằm vào các thể chế phi tài chính.
Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng động lực được tạo ra từ các cuộc khủng hoảng để giải quyết những khó khăn trong quản trị công ty, khuyến khích các cổ đông đóng vai trò tích cực hơn trong quản trị công ty.
Tổng Thư ký UNCTAD nhấn mạnh nhờ các nỗ lực cải tổ tài chính đa phương, thế giới ngày càng nhất quán về các vấn đề quản trị và các giải pháp cứu các công ty trong thời kỳ khủng hoảng.
Các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế có thể thúc đẩy sự hội tụ này thông qua các nguyên tắc chỉ đạo có thể áp dụng rộng rãi toàn cầu, nhưng cũng có thể được thực hiện phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia và khu vực.
Trong khi các mục tiêu cải tổ tài chính liên quan đến quản trị công ty là các thể chế tài chính ở các nền kinh tế phát triển, các nguyên tắc quản trị này cũng có thể áp dụng đối với các công ty đang hoạt động ở các nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, để những cải tổ này thích hợp với thị trường trong nước, các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế mới nổi cần tính đến các nhân tố đặc thù như quyền sở hữu, các vấn đề liên quan đến thực thi pháp luật.../.
Ông Supachai nêu rõ các nghiên cứu của UNCTAD và nhiều thể chế tài chính toàn cầu khác về tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tới nền kinh tế thế giới đều nhấn mạnh mối tương tác giữa "sức khỏe" của các công ty lớn toàn cầu và cuộc sống của người dân bình thường.
Các nỗ lực cải tổ hệ thống tài chính quốc gia và đa phương đã xác định các lĩnh vực đặc thù của quản trị công ty cần được cải tổ tại các thể chế tài chính. Các nỗ lực cải tổ này cần tập trung tăng cường giám sát quản lý, coi rủi ro quản lý thuộc trách nhiệm điều hành.
Các nỗ lực cải tổ quản trị của các công ty tập trung vào các thể chế tài chính sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực cải tổ nhằm vào các thể chế phi tài chính.
Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng động lực được tạo ra từ các cuộc khủng hoảng để giải quyết những khó khăn trong quản trị công ty, khuyến khích các cổ đông đóng vai trò tích cực hơn trong quản trị công ty.
Tổng Thư ký UNCTAD nhấn mạnh nhờ các nỗ lực cải tổ tài chính đa phương, thế giới ngày càng nhất quán về các vấn đề quản trị và các giải pháp cứu các công ty trong thời kỳ khủng hoảng.
Các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế có thể thúc đẩy sự hội tụ này thông qua các nguyên tắc chỉ đạo có thể áp dụng rộng rãi toàn cầu, nhưng cũng có thể được thực hiện phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia và khu vực.
Trong khi các mục tiêu cải tổ tài chính liên quan đến quản trị công ty là các thể chế tài chính ở các nền kinh tế phát triển, các nguyên tắc quản trị này cũng có thể áp dụng đối với các công ty đang hoạt động ở các nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, để những cải tổ này thích hợp với thị trường trong nước, các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế mới nổi cần tính đến các nhân tố đặc thù như quyền sở hữu, các vấn đề liên quan đến thực thi pháp luật.../.
(TTXVN)