Ngày 31/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã yêu cầu các phe phái ở Syria ngừng ngay các hành động bạo lực, trong đó đặc biệt yêu cầu chính phủ chấm dứt việc sử dụng vũ khí hạng nặng.
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Syria Wael al-Halaqi và Ngoại trưởng Walid Muallem, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng yêu cầu các bên cung cấp vũ khí cho các phe phái Syria phải chấm dứt ngay hành động này.
Liên quan đến việc lập vùng đệm tại Syria, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận rằng, bất cứ động thái nào nhằm thành lập một vùng đệm an toàn tại Syria để bảo vệ dân thường đều cần phải có một nghị quyết của Liên hợp quốc.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 30/8 không đạt được nhất trí về đề xuất của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu yêu cầu Hội đồng bảo an hành động ngay lập tức để lập vùng đệm an toàn tại Syria do Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với khó khăn trong việc giai quyết dòng người chạy lánh nạn từ quốc gia này.
Nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, bất chấp thất bại trên, Ankara sẽ không từ bỏ nỗ lực thuyết phục các đồng minh phương Tây ủng hộ đề xuất lập các vùng đệm an toàn.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Faious xác nhận Paris và Ankara đã xác định vị trí lập các vùng đệm ở miền Bắc và miền Nam Syria, nơi được cho là ngoài tầm kiểm soát của Tổng thống Bashar Al Assad.
Tuy nhiên, việc lập một vùng đệm an toàn đòi hỏi phải có vùng cấm bay do lực lượng nước ngoài kiểm soát. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận việc lập vùng đệm mà không có vùng cấm bay sẽ rất mạo hiểm, song đến nay, hầu như không có cơ hội nào để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho phép lập vùng cấm bay tại Syria.
Thậm chí, dù phương Tây nói rằng hành động quân sự tại Syria là một lựa chọn, song các quốc gia này cũng không muốn điều máy bay chiến đấu đến Syria như NATO đã từng làm để giúp phe nổi dậy Libya lật đổ chính quyền của ông Muamar Gaddafi hồi năm ngoái.
Trong khi đó, chiến sự vẫn diễn ra tại các điểm nóng ở Syria, trong đó ác liệt nhất vẫn là các cuộc giao tranh ở ngoại thủ đô Damascus và thành phố Allepo ở miền Bắc.
Hãng tin nhà nước SANA cho biết, các đơn vị quân đội đã tiến hành các chiến dịch lớn tại vùng ngoại ô Hamouria, Arbeen của Damascus và Allepo, tiêu diệt nhiều tay súng và phá hủy 10 xe quân sự trang bị súng máy của phe đối lập.
Nguồn tin phe đối lập cũng thừa nhận quân chính phủ chiếm lại nhiều vị trí quân sự ở tỉnh Deir Ezzor, trong đó có cả sân bay quân sự Hamdan.
Theo nguồn tin của phe đối lập, chỉ riêng ngày 31/8 có tới 53 người thiệt mạng do chiến sự trên khắp Syria. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng.
[Nga kêu gọi dỡ bỏ biện pháp trừng phạt chống Syria]
Nhằm gia tăng sức ép đối với Syria, ngày 31/8, Ngoại trưởng Canada John Baird cho biết bổ sung thêm 47 cá nhân và ba công ty, gồm Drex Technologies S.A, Tổ chức tiếp thị vải bông và hãng hàng không Syria Arập, vào danh sách các tổ chức và cá nhân không được thực hiện các thỏa thuận kinh doanh theo các lệnh trừng phạt mà Canada đang áp đặt với chính quyển của Tổng thống Bashar al-Assad.
Mặc dù ủng hộ các sức ép đòi chính quyền Assad từ chức, song Canada không ủng hộ chính phủ tạm quyền do phe đối lập Syria thành lập vì hiện tại phe đối lập quá "manh mún" để có thể thành lập một chính phủ gắn kết.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Morocco Saad Dine El Othmani cho biết, nhóm "Những người bạn Syria" ủng hộ phe đối lập sẽ tổ chức hội nghị vào tháng 10 tới tại thành phố Rabat, nhằm thảo luận tiến trình chuyển giao chính trị và tình hình nhân đạo ở Syria./.
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Syria Wael al-Halaqi và Ngoại trưởng Walid Muallem, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng yêu cầu các bên cung cấp vũ khí cho các phe phái Syria phải chấm dứt ngay hành động này.
Liên quan đến việc lập vùng đệm tại Syria, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận rằng, bất cứ động thái nào nhằm thành lập một vùng đệm an toàn tại Syria để bảo vệ dân thường đều cần phải có một nghị quyết của Liên hợp quốc.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 30/8 không đạt được nhất trí về đề xuất của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu yêu cầu Hội đồng bảo an hành động ngay lập tức để lập vùng đệm an toàn tại Syria do Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với khó khăn trong việc giai quyết dòng người chạy lánh nạn từ quốc gia này.
Nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, bất chấp thất bại trên, Ankara sẽ không từ bỏ nỗ lực thuyết phục các đồng minh phương Tây ủng hộ đề xuất lập các vùng đệm an toàn.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Faious xác nhận Paris và Ankara đã xác định vị trí lập các vùng đệm ở miền Bắc và miền Nam Syria, nơi được cho là ngoài tầm kiểm soát của Tổng thống Bashar Al Assad.
Tuy nhiên, việc lập một vùng đệm an toàn đòi hỏi phải có vùng cấm bay do lực lượng nước ngoài kiểm soát. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận việc lập vùng đệm mà không có vùng cấm bay sẽ rất mạo hiểm, song đến nay, hầu như không có cơ hội nào để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho phép lập vùng cấm bay tại Syria.
Thậm chí, dù phương Tây nói rằng hành động quân sự tại Syria là một lựa chọn, song các quốc gia này cũng không muốn điều máy bay chiến đấu đến Syria như NATO đã từng làm để giúp phe nổi dậy Libya lật đổ chính quyền của ông Muamar Gaddafi hồi năm ngoái.
Trong khi đó, chiến sự vẫn diễn ra tại các điểm nóng ở Syria, trong đó ác liệt nhất vẫn là các cuộc giao tranh ở ngoại thủ đô Damascus và thành phố Allepo ở miền Bắc.
Hãng tin nhà nước SANA cho biết, các đơn vị quân đội đã tiến hành các chiến dịch lớn tại vùng ngoại ô Hamouria, Arbeen của Damascus và Allepo, tiêu diệt nhiều tay súng và phá hủy 10 xe quân sự trang bị súng máy của phe đối lập.
Nguồn tin phe đối lập cũng thừa nhận quân chính phủ chiếm lại nhiều vị trí quân sự ở tỉnh Deir Ezzor, trong đó có cả sân bay quân sự Hamdan.
Theo nguồn tin của phe đối lập, chỉ riêng ngày 31/8 có tới 53 người thiệt mạng do chiến sự trên khắp Syria. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng.
[Nga kêu gọi dỡ bỏ biện pháp trừng phạt chống Syria]
Nhằm gia tăng sức ép đối với Syria, ngày 31/8, Ngoại trưởng Canada John Baird cho biết bổ sung thêm 47 cá nhân và ba công ty, gồm Drex Technologies S.A, Tổ chức tiếp thị vải bông và hãng hàng không Syria Arập, vào danh sách các tổ chức và cá nhân không được thực hiện các thỏa thuận kinh doanh theo các lệnh trừng phạt mà Canada đang áp đặt với chính quyển của Tổng thống Bashar al-Assad.
Mặc dù ủng hộ các sức ép đòi chính quyền Assad từ chức, song Canada không ủng hộ chính phủ tạm quyền do phe đối lập Syria thành lập vì hiện tại phe đối lập quá "manh mún" để có thể thành lập một chính phủ gắn kết.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Morocco Saad Dine El Othmani cho biết, nhóm "Những người bạn Syria" ủng hộ phe đối lập sẽ tổ chức hội nghị vào tháng 10 tới tại thành phố Rabat, nhằm thảo luận tiến trình chuyển giao chính trị và tình hình nhân đạo ở Syria./.
(TTXVN)