Bác yêu cầu của G-8

Libya bác yêu cầu ông Gaddafi từ chức của G-8

Chính quyền Libya ngày 27/5 bác bỏ những lời kêu gọi từ Hội nghị thượng đỉnh G-8 yêu cầu nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi từ chức.
Chính quyền Libya ngày 27/5 đã bác bỏ những lời kêu gọi từ Hội nghị thượng đỉnhnhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G-8) yêu cầu nhà lãnh đạo Libya MuammarGaddafi từ chức; đồng thời khẳng định bất cứ sáng kiến nào nhằm giải quyết cuộckhủng hoảng ở nước này đều phải thông qua Liên minh châu Phi (AU).

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaaim tuyên bốG-8 là một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế và Libya không quan tâm tới các quyếtđịnh của hội nghị này. Tripoli cũng bác bỏ vai trò trung gian của Nga và sẽ"không chấp nhận bất cứ sự trung gian nào nằm ngoài kế hoạch hòa bình của AU."

Thứ trưởng Ngoại giao Libya đồng thời cho biết Tripoli chưa có xác nhận về sựthay đổi trong lập trường của Nga. Ông nói: "Chúng tôi chưa được thông báo chínhthức và đang trong quá trình liên lạc với Chính phủ Nga để kiểm chứng thông tintrên báo chí."

Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu với báo giới sau Hội nghị G-8, Tổng thốngNga Dmitry Medvedev tuyên bố "cộng đồng thế giới không còn coi ông Gaddafi lànhà lãnh đạo Libya nữa," đồng thời cho biết ông đã cử Đặc phái viên MikhailMarghelov, chuyên trách quan hệ hợp tác với các nước châu Phi kiêm Chủ tịch Ủyban đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, tới Bengazi để gặp lãnh đạophe đối lập Libya.

Tổng thống Medvedev cho biết việc cử Đặc phái viên Marghelov tới Bengazi làđể tận dụng và phát huy những cuộc tiếp xúc giữa Mátxcơva với cả Bengazi vàTripoli. Trong chuyến đi này, ông Marghelov sẽ gặp đại diện các bên xung đột tạiLibya với mục đích kêu gọi các bên ngừng bắn, ngồi vào bàn đàm phán để tìm giảipháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Trước đó, người phát ngôn của Tổng thống Nga, bà Natalia Timakova cho biếttại cuộc gặp bên lề Hội nghị G-8 tại khu nghỉ mát Deauville, miền Nam Pháp, giữaTổng thống Medvedev với người đồng cấp Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng AnhDavid Cameron, Nga đã được yêu cầu đóng vai trò trung gian trong việc giải quyếtcuộc khủng hoảng ở Libya.

Trong cuộc điện đàm sáng 26/5 giữa Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Thủ tướngLibya Al-Baghdadi al-Mahmoudi, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã được chính quyền Libyađề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột tại quốc gia Bắc Phinày, theo đó Tripoli yêu cầu Mátxcơva giúp đỡ thực hiện ngừng bắn và tiến hànhđối thoại mà không kèm bất kỳ điều kiện nào./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục