Trong cuộc họp ngày 24/11 tại Cairo, Ai Cập, Liên đoàn Arập (AL) đã lại đặt thời hạn chót cho Syria trong ngày 25/11 phải ký vào nghị định thư cho phép các quan sát viên tới quốc gia này, nếu không, tổ chức này sẽ xúc tiến áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Đây cũng là lần đầu tiên AL nhất trí kêu gọi Liên hợp quốc hỗ trợ AL giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.
Theo đại diện của Ai Cập tại AL, ông Abdel Wahab, nếu Syria không ký thỏa thuận này, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (cấp bộ trưởng) của AL sẽ họp vào ngày 26/11 để thảo luận các biện pháp trừng phạt kinh tế, trong đó có thể đình chỉ các chuyến bay thương mại tới Syria và dừng các giao dịch với Ngân hàng Trung ương Syria. Ngoài ra, nếu Syria tiếp tục không ký, ngày 27/11, các ngoại trưởng AL sẽ nhóm họp để xem xét lại các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, Ngoại trưởng Iraq Hoshiyar Zebari ngày 24/11 cho biết Syria đã chấp thuận đề xuất của AL về cử một phái đoàn quan sát viên tới Syria tìm hiểu tình hình thực tế sau tám tháng bạo loạn.
Theo một sáng kiến hòa bình của AL được Syria chấp nhận ngày 2/11, Syria đã đồng ý rút quân đội khỏi các trung tâm thành thị, trả tự do cho những người bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ tám tháng qua, mở đối thoại với lực lượng đối lập và cho phép các quan sát viên, truyền thông quốc tế vào nước này. Nhưng kể từ đó, bạo lực vẫn không ngừng gia tăng làm hàng trăm người thiệt mạng.
Các vụ đụng độ mới nhất ngày 24/11 đã làm 33 người thiệt mạng. Theo ước tính của Liên hợp quốc, hơn 3.500 người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi làn sóng biểu tình đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức bùng phát hồi tháng Ba năm nay.
Tình trạng bất ổn tại Syria khiến cộng đồng quốc tế đặt nhiều sức ép lên chính phủ của ông al-Assad. Cựu đồng minh của Syria là Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống al-Assad từ chức, trong khi Pháp đề xuất lập các"hành lang nhân đạo" ở Syria giúp vận chuyển thuốc men, vật dụng đến người dân trong trường hợp cần thiết.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết sẽ thảo luận ý tưởng này với AL, song đề xuất này không được đưa ra tại cuộc họp của AL ngày 24/11 ở Cairo.
Với đề xuất lập "hành lang nhân đạo," Pháp là cường quốc đầu tiên tìm kiếm sự can thiệp quốc tế vào Syria, song Ngoại trưởng Juppe nói rằng kế hoạch này không nhằm mục đích hướng tới can thiệp quân sự.
Người phát ngôn NATO Oana Lungcescu cũng cho biết đang dõi theo chặt chẽ tình hình ở Syria, nhưng khối này không có ý định can thiệp như đã làm ở Libya.
Theo người phát ngôn NATO, tình hình tại Syria không thể so sánh với Libya, nơi mà NATO được Liên hợp quốc giao quyền và AL ủng hộ cho hành động can thiệp quân sự.
Trong khi đó, nhóm "Quân đội Syria tự do" của những binh sỹ đảo ngũ đang gây bạo động ở Syria ngày 24/11 đã kêu gọi nước ngoài không kích "các mục tiêu chiến lược" ở nước này./.
Đây cũng là lần đầu tiên AL nhất trí kêu gọi Liên hợp quốc hỗ trợ AL giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.
Theo đại diện của Ai Cập tại AL, ông Abdel Wahab, nếu Syria không ký thỏa thuận này, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (cấp bộ trưởng) của AL sẽ họp vào ngày 26/11 để thảo luận các biện pháp trừng phạt kinh tế, trong đó có thể đình chỉ các chuyến bay thương mại tới Syria và dừng các giao dịch với Ngân hàng Trung ương Syria. Ngoài ra, nếu Syria tiếp tục không ký, ngày 27/11, các ngoại trưởng AL sẽ nhóm họp để xem xét lại các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, Ngoại trưởng Iraq Hoshiyar Zebari ngày 24/11 cho biết Syria đã chấp thuận đề xuất của AL về cử một phái đoàn quan sát viên tới Syria tìm hiểu tình hình thực tế sau tám tháng bạo loạn.
Theo một sáng kiến hòa bình của AL được Syria chấp nhận ngày 2/11, Syria đã đồng ý rút quân đội khỏi các trung tâm thành thị, trả tự do cho những người bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ tám tháng qua, mở đối thoại với lực lượng đối lập và cho phép các quan sát viên, truyền thông quốc tế vào nước này. Nhưng kể từ đó, bạo lực vẫn không ngừng gia tăng làm hàng trăm người thiệt mạng.
Các vụ đụng độ mới nhất ngày 24/11 đã làm 33 người thiệt mạng. Theo ước tính của Liên hợp quốc, hơn 3.500 người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi làn sóng biểu tình đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức bùng phát hồi tháng Ba năm nay.
Tình trạng bất ổn tại Syria khiến cộng đồng quốc tế đặt nhiều sức ép lên chính phủ của ông al-Assad. Cựu đồng minh của Syria là Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống al-Assad từ chức, trong khi Pháp đề xuất lập các"hành lang nhân đạo" ở Syria giúp vận chuyển thuốc men, vật dụng đến người dân trong trường hợp cần thiết.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết sẽ thảo luận ý tưởng này với AL, song đề xuất này không được đưa ra tại cuộc họp của AL ngày 24/11 ở Cairo.
Với đề xuất lập "hành lang nhân đạo," Pháp là cường quốc đầu tiên tìm kiếm sự can thiệp quốc tế vào Syria, song Ngoại trưởng Juppe nói rằng kế hoạch này không nhằm mục đích hướng tới can thiệp quân sự.
Người phát ngôn NATO Oana Lungcescu cũng cho biết đang dõi theo chặt chẽ tình hình ở Syria, nhưng khối này không có ý định can thiệp như đã làm ở Libya.
Theo người phát ngôn NATO, tình hình tại Syria không thể so sánh với Libya, nơi mà NATO được Liên hợp quốc giao quyền và AL ủng hộ cho hành động can thiệp quân sự.
Trong khi đó, nhóm "Quân đội Syria tự do" của những binh sỹ đảo ngũ đang gây bạo động ở Syria ngày 24/11 đã kêu gọi nước ngoài không kích "các mục tiêu chiến lược" ở nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)