Tại cuộc tranh luận nóng của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 64, đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc ngày 20/4 đã tái khẳng định vai trò không thể thay thế của tổ chức này trong tiến trình giải trừ quân bị và an ninh quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng đã đến lúc tăng cường động lực cho tiến trình giải trừ quân bị và an ninh quốc tế nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu để kiểm soát những loại vũ khí hủy diệt và vũ khí thông thường do vấn đề này vẫn là thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc.
Ông hoan nghênh Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) vừa được Nga và Mỹ ký kết hôm 8/4, cũng như bầu không khí tích cực, những cam kết và đề nghị về an toàn hạt nhân tại Hội nghị an ninh hạt nhân vừa kết thúc tại thủ đô Washington (Mỹ).
Người đứng đầu Liên hợp quốc hy vọng động lực chính trị mới này sẽ góp phần làm Hội nghị kiểm điểm các bên thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được tổ chức vào tháng 5 tới thành công.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Ali Abdussalam Treki cho rằng 10 năm sau khi tiến trình giải trừ quân bị lâm vào bế tắc, các động lực chính trị mới có thể mở đường cho tất cả các bên sở hữu vũ khí hạt nhân từ bỏ loại vũ khí này nhằm hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân. Ông ủng hộ tiến trình thiết lập các khu vực phi hạt nhân ở nhiều nơi trên thế giới và đảm bảo năng lượng hạt nhân được sử dụng vào mục đích hòa bình.
Chủ tịch Đại hội đồng nhấn mạnh Liên hợp quốc phải đóng vai trò không thể thay thế trong tiến trình hướng tới thế giới không vũ khí hạt nhân cũng như không bị đe dọa bởi các loại vũ khí hủy diệt trong đó có vũ khí hóa học, sinh học và vũ khí thông thường, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường việc phối hợp trên các mặt trận nhằm đạt được mục tiêu này của Liên hợp quốc.
Chủ tịch Hội nghị các bên kiểm điểm thực hiện Hiệp ước NPT, Ngoại trưởng Philippines Alberto G. Romulo nhấn mạnh hội nghị kiểm điểm sẽ là cơ hội mới để cộng đồng quốc tế đạt được tiến bộ thực sự về giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.
Đại diện các nước cho rằng khoảng cách của việc "thiếu hụt lòng tin" giữa các nước trong tiến trình giải trừ quân bị và an ninh thế giới vẫn còn lớn, đồng thời tái khẳng định vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình khắc phục trở ngại này.
Bước đi đầu tiên của quá trình này là thực hiện “Sáng kiến minh bạch toàn cầu” trong đó các nước thành viên Liên hợp quốc tuyên bố công khai số vũ khí hạt nhân và vật liệu hạt nhân đang sở hữu.
Tiến bộ trong giải trừ quân bị toàn cầu có thể thúc đẩy thành công của cuộc chiến chống đói nghèo nếu một phần trong ngân sách 1.500 tỷ USD mua vũ khí hàng năm được sử dụng cho các mục tiêu phát triển./.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng đã đến lúc tăng cường động lực cho tiến trình giải trừ quân bị và an ninh quốc tế nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu để kiểm soát những loại vũ khí hủy diệt và vũ khí thông thường do vấn đề này vẫn là thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc.
Ông hoan nghênh Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) vừa được Nga và Mỹ ký kết hôm 8/4, cũng như bầu không khí tích cực, những cam kết và đề nghị về an toàn hạt nhân tại Hội nghị an ninh hạt nhân vừa kết thúc tại thủ đô Washington (Mỹ).
Người đứng đầu Liên hợp quốc hy vọng động lực chính trị mới này sẽ góp phần làm Hội nghị kiểm điểm các bên thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được tổ chức vào tháng 5 tới thành công.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Ali Abdussalam Treki cho rằng 10 năm sau khi tiến trình giải trừ quân bị lâm vào bế tắc, các động lực chính trị mới có thể mở đường cho tất cả các bên sở hữu vũ khí hạt nhân từ bỏ loại vũ khí này nhằm hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân. Ông ủng hộ tiến trình thiết lập các khu vực phi hạt nhân ở nhiều nơi trên thế giới và đảm bảo năng lượng hạt nhân được sử dụng vào mục đích hòa bình.
Chủ tịch Đại hội đồng nhấn mạnh Liên hợp quốc phải đóng vai trò không thể thay thế trong tiến trình hướng tới thế giới không vũ khí hạt nhân cũng như không bị đe dọa bởi các loại vũ khí hủy diệt trong đó có vũ khí hóa học, sinh học và vũ khí thông thường, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường việc phối hợp trên các mặt trận nhằm đạt được mục tiêu này của Liên hợp quốc.
Chủ tịch Hội nghị các bên kiểm điểm thực hiện Hiệp ước NPT, Ngoại trưởng Philippines Alberto G. Romulo nhấn mạnh hội nghị kiểm điểm sẽ là cơ hội mới để cộng đồng quốc tế đạt được tiến bộ thực sự về giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.
Đại diện các nước cho rằng khoảng cách của việc "thiếu hụt lòng tin" giữa các nước trong tiến trình giải trừ quân bị và an ninh thế giới vẫn còn lớn, đồng thời tái khẳng định vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình khắc phục trở ngại này.
Bước đi đầu tiên của quá trình này là thực hiện “Sáng kiến minh bạch toàn cầu” trong đó các nước thành viên Liên hợp quốc tuyên bố công khai số vũ khí hạt nhân và vật liệu hạt nhân đang sở hữu.
Tiến bộ trong giải trừ quân bị toàn cầu có thể thúc đẩy thành công của cuộc chiến chống đói nghèo nếu một phần trong ngân sách 1.500 tỷ USD mua vũ khí hàng năm được sử dụng cho các mục tiêu phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)