Đêm Giao thừa (13/2), dưới mưa xuân dăng khắp phố phường, hàng vạn người dân Thủ đô và du khách vẫn đổ về hồ Gươm, trung tâm của Thủ đô Hà Nội để xem bắn pháo hoa và chứng kiến thời khắc thiêng liêng của đất trời, đón mừng năm mới Canh Dần, năm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Với công nghệ chiếu sáng mới, hiện đại, Hồ Gươm huyền thoại trở nên đẹp lạ kỳ bởi vô vàn những chùm đèn trang trí, những quả cầu ánh sáng đầy màu sắc lấp lánh trong tán cây. Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn càng huyền ảo bởi hệ thống đèn rọi và những dây đèn rực rỡ, soi bóng lung linh xuống mặt hồ.
Từ 21 giờ, sân khấu Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu rộn ràng tiếng nhạc lời ca của chương trình “Chào Xuân mới Canh Dần 2010” và nghệ thuật xiếc tổng hợp do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long và Đoàn Xiếc Hà Nội trình diễn.
Đi diễn trong đêm giao thừa ngay tại nơi trung tâm của Thủ đô Hà Nội, với nhiều nghệ sĩ đã trở thành niềm tự hào, với cảm xúc rất khó tả.
Chăm chú dõi theo các tiết mục biểu diễn trên sân khấu đền Bà Kiệu, Nghệ sĩ nhân dân, biên đạo múa Nguyễn Thế Sơn (Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long) cho biết, chương trình Giao thừa năm nay của Nhà hát có nhiều nét đặc biệt, với 3 phần chính, bao gồm: Khúc hoài niệm đêm Hà Nội, Đất nước vào xuân và Nhịp điệu trẻ do khoảng 70 nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát cung một số nhóm nhạc và sinh viên Đại học văn hóa thực hiện.
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, anh Sơn có tới gần 30 năm đón giao thừa tại sân khấu bên hồ Gươm. “Năm nào cũng thấy hồi hộp, xúc động lâng lâng, nhất là khi thấy những chùm pháo hoa đầu tiên vút lên trên hồ Gươm cùng tiếng chuông nhà thờ, chuông đồng hồ văng vẳng bên tai," anh Sơn nói.
Tại Trấn Ba-đền Ngọc Sơn, theo truyền thống, các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội đón xuân bằng chương trình nghệ thuật dân tộc đặc sắc với các trích đoạn chèo cổ, ca trù và các làn điệu dân ca đặc trưng các vùng, miền. Đặc sắc nhất là các màn múa hát “Rượu hoa câu đối Tết”, “Lễ lơi xuống phố”, trích đoạn “Hội làng Mai”, “Bảy giá chầu đồng”…
Nghệ sỹ ưu tú Trần Mai Hương, Phó Giám đốc Nhà hát cho biết, hơn 40 nghệ sĩ diễn viên, phần lớn đều còn rất trẻ tham gia chương trình đều được quán triệt tinh thần đón giao thừa giữa đất trời, lễ đền, xin lộc xong mới về nhà lễ gia tiên.
Hơn 30 năm làm nghề, cũng là từng ấy năm chị Hương đón giao thừa bên chiếu chèo hồ Gươm. Chị bảo: hồi đầu đi diễn, không được về giao thừa ở nhà cũng thấy chộn rộn, lâu dần thành quen. Khi có gia đình, trước khi đi diễn chị đều chuẩn bị sẵn mâm đồ lễ bê ra sân để chồng con ở nhà lên hương, lúc về mới hạ lễ.
Chị còn nhớ như in đêm giao thừa sau khi người cha qua đời tròn một năm (khoảng năm 2005). Mặc dù đã xin phép Nhà hát nghỉ diễn để ở nhà lo việc, nhưng gần đến giao thừa trong lòng người nghệ sĩ lại không yên và bước chân đưa chị đến với hồ Gươm, chiếu chèo Trấn Ba-Ngọc Sơn đúng lúc chuẩn bị mở màn. Lúc ấy, chị chỉ còn dăm phút để trang điểm và thay trang phục kịp vào diễn trích đoạn “Ba giá chầu đồng”…
Chia sẻ cảm xúc nhiều năm đón giao thừa tại hồ Gươm, chị Hương cho biết: thường thì diễn xong chương trình ở đền Ngọc Sơn cũng là lúc tiếng chuông đồng hồ Bưu điện Bờ Hồ điểm 12 giờ đêm và những chùm pháo hoa đầu tiên bắt đầu rực sáng trên bầu trời. Cảm giác lúc ấy rất hồi hộp và linh thiêng kỳ lạ mà chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được.
Hòa trong dòng người tới hồ Gươm chiêm bái Tượng đài vua Lý Thái Tổ, xem pháo hoa đón giao thừa, chị Nguyễn Thu Hường, 124 Minh Khai (Hà Nội) chia sẻ niềm vui, xúc động khi lần đầu tiên được chứng kiến Lễ dâng hương trang trọng trước Tượng đài vị vua có công khai sang Kinh đô Thăng Long ngay trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Chị bảo, đã nhiều năm đón giao thừa tại hồ Gươm, năm nay đi cùng chị còn có cô con gái nhỏ và gia đình người anh trai ở nước ngoài về nhà ăn Tết. Mọi người đều muốn được lưu lại những khoảnh khắc đẹp của đêm giao thừa đáng nhớ này. Được hòa mình vào không gian trong lành đầy ắp sắc màu của đêm giao thừa hồ Gươm, lòng chị thấy thanh thản và càng thấy tự hào là người Hà Nội may mắn.
Được đón giao thừa ở hồ Gươm là niềm hạnh phúc không chỉ với chị Thu Hường mà với tất cả các thành viên trong gia đình và nhiều người khác. Khi những chùm pháo hoa vươn lên tỏa sáng trên trời đêm cũng là lúc mọi người cùng bắt tay chúc tụng, mừng tuổi nhau.
Giây phút mở đầu một năm mới vì thế thật ý nghĩa. Đêm hồ Gươm yên bình, pháo hoa rực sáng, những chùm bóng bay được thả lên mang theo những ước vọng đẹp về một năm mới bình an, hạnh phúc./.
Với công nghệ chiếu sáng mới, hiện đại, Hồ Gươm huyền thoại trở nên đẹp lạ kỳ bởi vô vàn những chùm đèn trang trí, những quả cầu ánh sáng đầy màu sắc lấp lánh trong tán cây. Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn càng huyền ảo bởi hệ thống đèn rọi và những dây đèn rực rỡ, soi bóng lung linh xuống mặt hồ.
Từ 21 giờ, sân khấu Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu rộn ràng tiếng nhạc lời ca của chương trình “Chào Xuân mới Canh Dần 2010” và nghệ thuật xiếc tổng hợp do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long và Đoàn Xiếc Hà Nội trình diễn.
Đi diễn trong đêm giao thừa ngay tại nơi trung tâm của Thủ đô Hà Nội, với nhiều nghệ sĩ đã trở thành niềm tự hào, với cảm xúc rất khó tả.
Chăm chú dõi theo các tiết mục biểu diễn trên sân khấu đền Bà Kiệu, Nghệ sĩ nhân dân, biên đạo múa Nguyễn Thế Sơn (Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long) cho biết, chương trình Giao thừa năm nay của Nhà hát có nhiều nét đặc biệt, với 3 phần chính, bao gồm: Khúc hoài niệm đêm Hà Nội, Đất nước vào xuân và Nhịp điệu trẻ do khoảng 70 nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát cung một số nhóm nhạc và sinh viên Đại học văn hóa thực hiện.
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, anh Sơn có tới gần 30 năm đón giao thừa tại sân khấu bên hồ Gươm. “Năm nào cũng thấy hồi hộp, xúc động lâng lâng, nhất là khi thấy những chùm pháo hoa đầu tiên vút lên trên hồ Gươm cùng tiếng chuông nhà thờ, chuông đồng hồ văng vẳng bên tai," anh Sơn nói.
Tại Trấn Ba-đền Ngọc Sơn, theo truyền thống, các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội đón xuân bằng chương trình nghệ thuật dân tộc đặc sắc với các trích đoạn chèo cổ, ca trù và các làn điệu dân ca đặc trưng các vùng, miền. Đặc sắc nhất là các màn múa hát “Rượu hoa câu đối Tết”, “Lễ lơi xuống phố”, trích đoạn “Hội làng Mai”, “Bảy giá chầu đồng”…
Nghệ sỹ ưu tú Trần Mai Hương, Phó Giám đốc Nhà hát cho biết, hơn 40 nghệ sĩ diễn viên, phần lớn đều còn rất trẻ tham gia chương trình đều được quán triệt tinh thần đón giao thừa giữa đất trời, lễ đền, xin lộc xong mới về nhà lễ gia tiên.
Hơn 30 năm làm nghề, cũng là từng ấy năm chị Hương đón giao thừa bên chiếu chèo hồ Gươm. Chị bảo: hồi đầu đi diễn, không được về giao thừa ở nhà cũng thấy chộn rộn, lâu dần thành quen. Khi có gia đình, trước khi đi diễn chị đều chuẩn bị sẵn mâm đồ lễ bê ra sân để chồng con ở nhà lên hương, lúc về mới hạ lễ.
Chị còn nhớ như in đêm giao thừa sau khi người cha qua đời tròn một năm (khoảng năm 2005). Mặc dù đã xin phép Nhà hát nghỉ diễn để ở nhà lo việc, nhưng gần đến giao thừa trong lòng người nghệ sĩ lại không yên và bước chân đưa chị đến với hồ Gươm, chiếu chèo Trấn Ba-Ngọc Sơn đúng lúc chuẩn bị mở màn. Lúc ấy, chị chỉ còn dăm phút để trang điểm và thay trang phục kịp vào diễn trích đoạn “Ba giá chầu đồng”…
Chia sẻ cảm xúc nhiều năm đón giao thừa tại hồ Gươm, chị Hương cho biết: thường thì diễn xong chương trình ở đền Ngọc Sơn cũng là lúc tiếng chuông đồng hồ Bưu điện Bờ Hồ điểm 12 giờ đêm và những chùm pháo hoa đầu tiên bắt đầu rực sáng trên bầu trời. Cảm giác lúc ấy rất hồi hộp và linh thiêng kỳ lạ mà chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được.
Hòa trong dòng người tới hồ Gươm chiêm bái Tượng đài vua Lý Thái Tổ, xem pháo hoa đón giao thừa, chị Nguyễn Thu Hường, 124 Minh Khai (Hà Nội) chia sẻ niềm vui, xúc động khi lần đầu tiên được chứng kiến Lễ dâng hương trang trọng trước Tượng đài vị vua có công khai sang Kinh đô Thăng Long ngay trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Chị bảo, đã nhiều năm đón giao thừa tại hồ Gươm, năm nay đi cùng chị còn có cô con gái nhỏ và gia đình người anh trai ở nước ngoài về nhà ăn Tết. Mọi người đều muốn được lưu lại những khoảnh khắc đẹp của đêm giao thừa đáng nhớ này. Được hòa mình vào không gian trong lành đầy ắp sắc màu của đêm giao thừa hồ Gươm, lòng chị thấy thanh thản và càng thấy tự hào là người Hà Nội may mắn.
Được đón giao thừa ở hồ Gươm là niềm hạnh phúc không chỉ với chị Thu Hường mà với tất cả các thành viên trong gia đình và nhiều người khác. Khi những chùm pháo hoa vươn lên tỏa sáng trên trời đêm cũng là lúc mọi người cùng bắt tay chúc tụng, mừng tuổi nhau.
Giây phút mở đầu một năm mới vì thế thật ý nghĩa. Đêm hồ Gươm yên bình, pháo hoa rực sáng, những chùm bóng bay được thả lên mang theo những ước vọng đẹp về một năm mới bình an, hạnh phúc./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)