Do năm nay lũ về sớm gần 1 tháng, mực nước lũ dâng cao xấp xỉ so với đỉnh lũ lớn năm 2.000, nhiều hộ ở các huyện đầu nguồn lũ là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh (tỉnh Long An) thiếu lương thực từ 1-3 tháng trong thời gian nước lũ ngâm.
Hiện nay, các huyện kể trên tích cực vận động nhà tài trợ kết hợp trích ngân sách để hỗ trợ lương thực, lưới, xuồng ghe, giúp bà con mưu sinh trong mùa nước lũ, ổn định cuộc sống, sản xuất vụ lúa đông xuân 2011-2012 khi lũ rút xuống.
Tại huyện đầu nguồn Tân Hưng, hiện nay nước lũ vẫn còn cao 3,22 mét, có hơn 3.000 hộ bị ngập, huyện đã di dời gần 800 hộ. Theo Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Hưng, cuối tháng 12/2011 nước lũ rút cạn, bà con mới bắt đầu xuống giống vụ đông xuân.
Hiện nay, hơn 1.800 hộ chủ yếu là những hộ di cư từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến làm thuê kiếm sống, do nước lũ ngâm lâu, nên không có công ăn việc làm, thiếu ăn. Huyện Tân Hưng tích cực vận động bà con tại chỗ hỗ trợ lương thực hoặc cho mượn lúa, gạo ăn trong mùa lũ, để bà con ổn định cuộc sống.
Huyện Tân Hưng cũng đã vận động ủng hộ 200 chiếc xuồng và hàng chục ngàn mét lưới cấp cho những hộ nghèo, thiếu lương thực, để bà con có điều kiện giăng lưới bắt cá mưu sinh cuộc sống.
Huyện Vĩnh Hưng có 693 hộ thiếu ăn từ 1-3 tháng; đã vận động nhiều đoàn cứu trợ ở các tỉnh lân cận đến hỗ trợ bà con hàng chục tấn gạo, mỳ tôm, bột ngọt, nước chấm giúp bà con ổn định cuộc sống.
Huyện Tân Thạnh hiện có gần 1.700 hộ bị ngập, trong đó gần 500 hộ thiếu ăn, đã tích cực vận động bà con với tinh thần “lá lành đùm lá rách” giúp nhau lương thực để ăn, chờ lũ rút, đi làm.
Các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Tân Thạnh cũng đã dành 6 tỷ đồng hỗ trợ những hộ nghèo, hộ chính sách có nhà bị sập, tốc mái và tai nạn chết người do lũ gây ra, để ổn định cuộc sống, chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân tới./.
Hiện nay, các huyện kể trên tích cực vận động nhà tài trợ kết hợp trích ngân sách để hỗ trợ lương thực, lưới, xuồng ghe, giúp bà con mưu sinh trong mùa nước lũ, ổn định cuộc sống, sản xuất vụ lúa đông xuân 2011-2012 khi lũ rút xuống.
Tại huyện đầu nguồn Tân Hưng, hiện nay nước lũ vẫn còn cao 3,22 mét, có hơn 3.000 hộ bị ngập, huyện đã di dời gần 800 hộ. Theo Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Hưng, cuối tháng 12/2011 nước lũ rút cạn, bà con mới bắt đầu xuống giống vụ đông xuân.
Hiện nay, hơn 1.800 hộ chủ yếu là những hộ di cư từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến làm thuê kiếm sống, do nước lũ ngâm lâu, nên không có công ăn việc làm, thiếu ăn. Huyện Tân Hưng tích cực vận động bà con tại chỗ hỗ trợ lương thực hoặc cho mượn lúa, gạo ăn trong mùa lũ, để bà con ổn định cuộc sống.
Huyện Tân Hưng cũng đã vận động ủng hộ 200 chiếc xuồng và hàng chục ngàn mét lưới cấp cho những hộ nghèo, thiếu lương thực, để bà con có điều kiện giăng lưới bắt cá mưu sinh cuộc sống.
Huyện Vĩnh Hưng có 693 hộ thiếu ăn từ 1-3 tháng; đã vận động nhiều đoàn cứu trợ ở các tỉnh lân cận đến hỗ trợ bà con hàng chục tấn gạo, mỳ tôm, bột ngọt, nước chấm giúp bà con ổn định cuộc sống.
Huyện Tân Thạnh hiện có gần 1.700 hộ bị ngập, trong đó gần 500 hộ thiếu ăn, đã tích cực vận động bà con với tinh thần “lá lành đùm lá rách” giúp nhau lương thực để ăn, chờ lũ rút, đi làm.
Các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Tân Thạnh cũng đã dành 6 tỷ đồng hỗ trợ những hộ nghèo, hộ chính sách có nhà bị sập, tốc mái và tai nạn chết người do lũ gây ra, để ổn định cuộc sống, chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân tới./.
Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)