Ngày 26/10 Hội thảo quốc tế về “Luật, Văn hóa và Lịch sử ở Đông Á” đã diễn ra tại Viện Nghiên cứu Luật thuộc Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
Tham dự hội thảo có các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả đến từ các Viện Nghiên cứu, các Trường đại học lớn của Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản và nước chủ nhà Hàn Quốc với các tham luận tiêu biểu giới thiệu về luật, lịch sử và văn hóa của mỗi nước.
Hội thảo cũng thu hút được sự quan tâm của rất đông sinh viên quốc tế đang học tập tại đây.
Đại diện cho Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ Võ Khánh Vinh (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) có bài tham luận giới thiệu về Luật Biển Việt Nam. Về lĩnh vực văn hóa và lịch sử, chuyên viên Nguyễn Thị Thu Trang (thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam) trình bày tham luận về “Hai mươi năm quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Hàn.”
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc Kim Hae-ryoung đã nhiệt liệt chào mừng các đại biểu quốc tế đồng thời nhấn mạnh rằng “cuộc hội thảo này diễn ra vào thời điểm rất có ý nghĩa nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện nghiên cứu Luật thuộc Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Đây cũng là cơ hội hiếm có để Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc được đón tiếp những giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả quốc tế của khu vực Đông Á với các tham luận giới thiệu về luật, lịch sử và văn hóa của mỗi nước."
Ông Kim Hae-ryoung cũng bày tỏ hy vọng rằng với các tham luận trình bày tại hội thảo sẽ giúp các học giả, nhà nghiên cứu và đặc biệt là sinh viên quốc tế đang học tập tại trường có điều hiện hiểu rõ thêm về những vấn đề riêng của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Á.
Trong tham luận đầu tiên của lĩnh vực Luật, giáo sư tiến sĩ Võ Khánh Linh đã trình bày khái quát về “Luật Biển Việt Nam.” Ông nhấn mạnh “Việt Nam đã tham gia Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982 và một số công ước quốc tế khác liên quan đến Biển. Cho đến nay, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của UNCLOS trong quá trình thực hiện chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Thỏa thuận song phương cũng như khu vực có liên quan”. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn UNCLOS năm 1994 (trước thời điểm UNCLOS có hiệu lực 5 tháng) và ban hành nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS.
Với việc phê chuẩn này, Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Hơn nữa, trước khi gia nhập UNCLOS, Việt Nam đã ban hành Tuyên bố về Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1977 và Tuyên bố về Đường cơ sở năm 1982, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003.
Giáo sư Võ Khánh Vinh cho rằng việc “Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Biển năm 2012 là để thể chế hóa các nội dung liên quan được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đây và hoàn thiện khung pháp luật phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam”. Bên cạnh đó, việc ban hành “Luật Biển Việt Nam” còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước. Luật Biển Việt Nam ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
Theo giáo sư Võ Khánh Vinh, quá trình xây dựng “Luật Biển Việt Nam” được bắt đầu từ năm 1988. Luật này được hình thành dựa trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn UNCLOS, các Tuyên bố của chính phủ Việt Nam năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của Việt Nam trên cơ sở UNCLOS và các Hiệp định về biển đã ký. “Hoạt dộng lập pháp này của Việt Nam tương tự như các hoạt động lập pháp của các thành viên ASEAN có biển như Thái Lan (với Tuyên bố về Đường cơ sở và Vùng nước lịch sử; về chiều dài lãnh hải; về vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải) hay như Philipines (với Luật về Đường cong cơ sở và Lãnh hải; Sắc lệnh của Tổng thống Philipines về Vùng đặc quyền kinh tế) hay như Indonesia với Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và luật Lãnh hải)...”
Nguyên tắc cơ bản của “Luật Biển Việt Nam” là nhằm tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Với 55 Điểm, 7 Chương, “Luật Biển Việt Nam” quy định rõ về đường cơ sở, đường thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý biển và bảo vệ biển đảo.
Điểm đáng lưu ý, “Luật Biển Việt Nam” có một nội dung mới là vấn đề “Phát triển kinh tế biển” với 5 Điều quy định: các nguyên tắc phát triển kinh tế biển; phát triển các ngành kinh tế biển; quy hoạch phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển kinh tế biển; khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Cùng quan điểm với Việt Nam, các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều nhất trí cho rằng UNCLOS là một văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong hệ thống văn kiện chuyên biệt của Liên hợp quốc.
UNCLOS điều chỉnh sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm khai thác và quản lý biển; xác lập quy chế pháp lý mang tính nhất quán đối với tất cả các vùng biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. UNCLOS thể hiện sự tương đồng hóa quan điểm của các quốc gia thuộc các vùng biển khác nhau trên cơ sở tính đến lợi ích của tất cả các nước. UNCLOS đã quy định về các vùng biển mà một quốc gia ven biển có chủ quyền và có quyền chủ quyền cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. Có thể nói, UNCLOS là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia có biển như Việt Nam và các nước khác khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của mình, phù hợp với công ước và là căn cứ để phân định các vùng biển chồng lấn đối với các quốc gia có vùng biển liền kề và đối diện nhau.
Diễn ra trong 1 ngày, hội thảo đã được nghe thêm các tham luận về “Luật Lao động” (của Nhật Bản), “Luật sở hữu đất đai” (của Campuchia), “Luật liên quan đến khu công nghiệp Kaesong” (của Hàn Quốc), về “Luật pháp Myanmar” và “Luật phòng chống tội phạm” (của Indonesia)./.
Tham dự hội thảo có các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả đến từ các Viện Nghiên cứu, các Trường đại học lớn của Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản và nước chủ nhà Hàn Quốc với các tham luận tiêu biểu giới thiệu về luật, lịch sử và văn hóa của mỗi nước.
Hội thảo cũng thu hút được sự quan tâm của rất đông sinh viên quốc tế đang học tập tại đây.
Đại diện cho Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ Võ Khánh Vinh (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) có bài tham luận giới thiệu về Luật Biển Việt Nam. Về lĩnh vực văn hóa và lịch sử, chuyên viên Nguyễn Thị Thu Trang (thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam) trình bày tham luận về “Hai mươi năm quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Hàn.”
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc Kim Hae-ryoung đã nhiệt liệt chào mừng các đại biểu quốc tế đồng thời nhấn mạnh rằng “cuộc hội thảo này diễn ra vào thời điểm rất có ý nghĩa nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện nghiên cứu Luật thuộc Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Đây cũng là cơ hội hiếm có để Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc được đón tiếp những giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả quốc tế của khu vực Đông Á với các tham luận giới thiệu về luật, lịch sử và văn hóa của mỗi nước."
Ông Kim Hae-ryoung cũng bày tỏ hy vọng rằng với các tham luận trình bày tại hội thảo sẽ giúp các học giả, nhà nghiên cứu và đặc biệt là sinh viên quốc tế đang học tập tại trường có điều hiện hiểu rõ thêm về những vấn đề riêng của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Á.
Trong tham luận đầu tiên của lĩnh vực Luật, giáo sư tiến sĩ Võ Khánh Linh đã trình bày khái quát về “Luật Biển Việt Nam.” Ông nhấn mạnh “Việt Nam đã tham gia Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982 và một số công ước quốc tế khác liên quan đến Biển. Cho đến nay, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của UNCLOS trong quá trình thực hiện chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Thỏa thuận song phương cũng như khu vực có liên quan”. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn UNCLOS năm 1994 (trước thời điểm UNCLOS có hiệu lực 5 tháng) và ban hành nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS.
Với việc phê chuẩn này, Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Hơn nữa, trước khi gia nhập UNCLOS, Việt Nam đã ban hành Tuyên bố về Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1977 và Tuyên bố về Đường cơ sở năm 1982, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003.
Giáo sư Võ Khánh Vinh cho rằng việc “Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Biển năm 2012 là để thể chế hóa các nội dung liên quan được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đây và hoàn thiện khung pháp luật phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam”. Bên cạnh đó, việc ban hành “Luật Biển Việt Nam” còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước. Luật Biển Việt Nam ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
Theo giáo sư Võ Khánh Vinh, quá trình xây dựng “Luật Biển Việt Nam” được bắt đầu từ năm 1988. Luật này được hình thành dựa trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn UNCLOS, các Tuyên bố của chính phủ Việt Nam năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của Việt Nam trên cơ sở UNCLOS và các Hiệp định về biển đã ký. “Hoạt dộng lập pháp này của Việt Nam tương tự như các hoạt động lập pháp của các thành viên ASEAN có biển như Thái Lan (với Tuyên bố về Đường cơ sở và Vùng nước lịch sử; về chiều dài lãnh hải; về vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải) hay như Philipines (với Luật về Đường cong cơ sở và Lãnh hải; Sắc lệnh của Tổng thống Philipines về Vùng đặc quyền kinh tế) hay như Indonesia với Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và luật Lãnh hải)...”
Nguyên tắc cơ bản của “Luật Biển Việt Nam” là nhằm tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Với 55 Điểm, 7 Chương, “Luật Biển Việt Nam” quy định rõ về đường cơ sở, đường thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý biển và bảo vệ biển đảo.
Điểm đáng lưu ý, “Luật Biển Việt Nam” có một nội dung mới là vấn đề “Phát triển kinh tế biển” với 5 Điều quy định: các nguyên tắc phát triển kinh tế biển; phát triển các ngành kinh tế biển; quy hoạch phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển kinh tế biển; khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Cùng quan điểm với Việt Nam, các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều nhất trí cho rằng UNCLOS là một văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong hệ thống văn kiện chuyên biệt của Liên hợp quốc.
UNCLOS điều chỉnh sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm khai thác và quản lý biển; xác lập quy chế pháp lý mang tính nhất quán đối với tất cả các vùng biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. UNCLOS thể hiện sự tương đồng hóa quan điểm của các quốc gia thuộc các vùng biển khác nhau trên cơ sở tính đến lợi ích của tất cả các nước. UNCLOS đã quy định về các vùng biển mà một quốc gia ven biển có chủ quyền và có quyền chủ quyền cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. Có thể nói, UNCLOS là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia có biển như Việt Nam và các nước khác khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của mình, phù hợp với công ước và là căn cứ để phân định các vùng biển chồng lấn đối với các quốc gia có vùng biển liền kề và đối diện nhau.
Diễn ra trong 1 ngày, hội thảo đã được nghe thêm các tham luận về “Luật Lao động” (của Nhật Bản), “Luật sở hữu đất đai” (của Campuchia), “Luật liên quan đến khu công nghiệp Kaesong” (của Hàn Quốc), về “Luật pháp Myanmar” và “Luật phòng chống tội phạm” (của Indonesia)./.
Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)