Lực lượng 389 Hà Nội xử lý hơn 980 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Trong tháng 3, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 1.120 vụ; xử lý 983 vụ, trong đó hàng cấm, hàng lậu là 79 vụ; Gian lận thương mại là 826 vụ.
Lực lượng 389 Hà Nội xử lý hơn 980 vụ buôn lậu, gian lận thương mại ảnh 1Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo đại diện Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, trong tháng 3/2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được các lực lượng chức năng thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát.

Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về nhãn, niêm yết giá bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… vẫn còn xảy ra.

Theo đó, trong tháng 3, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 1.120 vụ; xử lý 983 vụ, trong đó hàng cấm, hàng lậu là 79 vụ; Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ là 78 vụ và Gian lận thương mại 826 vụ. Tổng số thu nộp ngân sách nhà nước là : 305 tỷ 281 triệu đồng. 

[Quản lý thị trường phát hiện 1.300 thùng bánh có dấu hiệu nhập lậu]

Riêng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, với vai trò là Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, trong tháng 3, đơn vị đã xử lý: 83 vụ, phạt hành chính là 1 tỷ 411 triệu đồng. Lũy kế cả quý 1, lực lượng này kiểm tra, xử lý 1.060 vụ; chuyển cơ quan công an điều tra 19 vụ buôn lậu, gian lận thương mại; phạt hành chính hơn 15,3 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu trên 7 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 14,5 tỷ đồng.

Để góp phần ổn định tình hình thị trường, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết thời gian tới các đội quản lý thị trường sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, đặc biệt trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến.

Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi đầu cơ, găm hàng, tạo khan hiếm giả nguồn cung ứng xăng, dầu để trục lợi./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục