Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế đã phục hồi trở lại sau khủng hoảng kinh tế thế giới là lý do chính để các doanh nghiệp quyết định tăng lương cho người lao động.
Kết quả khảo sát lương năm 2010 do Mercer (Mỹ) - một trong những công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự và đại diện tại Việt Nam, TalentNet Corporation, công bố ngày 7/10 cho biết tỷ lệ tăng lương bình quân của doanh nghiệp trong năm nay là 12,4%, cao hơn 0,2% so với mức tăng của năm ngoái.
Hóa chất và ngân hàng là những ngành có mức tăng lương cao nhất, cùng với tỷ lệ 13,9%; tiếp đến là ngành dược phẩm với tỷ lệ 13,5% .
Kết quả khảo sát được tiến hành ở 253 công ty liên doanh và công ty nước ngoài thuộc nhiều ngành nghề cũng cho biết tuy mức tăng lương không cao hơn nhiều so với năm trước do các doanh nghiệp có tâm lý thận trọng để cạnh tranh về nhân lực, nhưng việc tăng lương đều được tiến hành ở hầu hết các công ty.
Nếu như năm ngoái có đến 13% trong tổng số công ty tham gia khảo sát không tăng lương cho nhân viên thì năm nay con số này chỉ còn 0,79%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ở Việt Nam đã quan tâm hơn đến chính sách lương bổng cũng như cách thức để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thôi việc tự nguyện năm 2009 đã giảm 3,1% so với năm 2008, xuống còn 13,3% cho thấy thị trường lao động đã ổn định và người lao động có xu hướng ít thay đổi chỗ làm khi doanh nghiệp mà họ đang làm việc thật sự là nơi để họ phát triển nghề nghiệp.
Báo cáo lương của Mercer được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1999 đã giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở để so sánh mức lương của công ty mình với thị trường nhằm đưa ra các quyết định về lương bổng hiệu quả hơn./.
Kết quả khảo sát lương năm 2010 do Mercer (Mỹ) - một trong những công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự và đại diện tại Việt Nam, TalentNet Corporation, công bố ngày 7/10 cho biết tỷ lệ tăng lương bình quân của doanh nghiệp trong năm nay là 12,4%, cao hơn 0,2% so với mức tăng của năm ngoái.
Hóa chất và ngân hàng là những ngành có mức tăng lương cao nhất, cùng với tỷ lệ 13,9%; tiếp đến là ngành dược phẩm với tỷ lệ 13,5% .
Kết quả khảo sát được tiến hành ở 253 công ty liên doanh và công ty nước ngoài thuộc nhiều ngành nghề cũng cho biết tuy mức tăng lương không cao hơn nhiều so với năm trước do các doanh nghiệp có tâm lý thận trọng để cạnh tranh về nhân lực, nhưng việc tăng lương đều được tiến hành ở hầu hết các công ty.
Nếu như năm ngoái có đến 13% trong tổng số công ty tham gia khảo sát không tăng lương cho nhân viên thì năm nay con số này chỉ còn 0,79%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ở Việt Nam đã quan tâm hơn đến chính sách lương bổng cũng như cách thức để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thôi việc tự nguyện năm 2009 đã giảm 3,1% so với năm 2008, xuống còn 13,3% cho thấy thị trường lao động đã ổn định và người lao động có xu hướng ít thay đổi chỗ làm khi doanh nghiệp mà họ đang làm việc thật sự là nơi để họ phát triển nghề nghiệp.
Báo cáo lương của Mercer được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1999 đã giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở để so sánh mức lương của công ty mình với thị trường nhằm đưa ra các quyết định về lương bổng hiệu quả hơn./.
Hoàng Hạnh (Vietnam+)