Cục Thủy sản bang Sabah của Malaysia đã cảnh báo người dân tránh ăn các loại ngao sò đánh bắt ở biển sau khi xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ ở khu vực này.
Rayner Stuel, Giám đốc Cục Thủy sản Sabah, cho biết những loại không nên ăn bao gồm ngao, sò, trai, hàu và bất kỳ loại hải sản giống như ngao sò.
Ông lưu ý Chương trình giám sát thủy triều đỏ kéo dài một năm, được tiến hành bởi Cục Thủy sản và Cục Y tế bang Sabah, đã phát hiện sự hiện diện nhóm độc tố gây liệt cơ PSP (Paralytic shellfish poisoning) trong các mẫu nhuyễn thể hai vỏ đánh bắt từ các vùng biển ngoài khơi một số vùng ở bờ biển phía Tây của Sabah.
Nghiên cứu cho thấy sự tồn tại các sinh vật tạo ra độc tố PSP với mật độ cao trong các mẫu nước biển từ một số vùng của bang Sabah như Kuala Penyu, Kota Kinabalu, bao gồm cả đảo Gaya, Vịnh Sepanggar và Vịnh Likas cũng như ở các quận Papar, Putatan, và Tuaran.
Rayner cho biết số lượng sinh vật này trở nên quá lớn và dày đặc làm cho nước biển chuyển thành màu nâu đỏ trong những lần chúng xuất hiện.
Theo các nhà khoa học, nhóm độc tố PSP, gồm khoảng 30 độc tố, được sinh ra chủ yếu trong giai đoạn nở hoa của tảo Alexandrium. Nhuyễn thể ăn các loại tảo này có thể tích lũy độc tố nhưng chúng không chết do có thể chống chịu được tác hại của các độc tố.
Trong các thí nghiệm trên động vật, PSP làm chết thú thử nghiệm do gây liệt hệ thống hô hấp. Ngoài ra, PSP thể hiện tác dụng độc lên hệ thần kinh cơ, hệ thần kinh trung ương, hệ thống tim mạch và ở liều 1µg/ kg trọng lượng cơ thể đã gây tăng huyết áp.
Dấu hiệu nhiễm độc ở người do ăn phải nhuyễn thể chứa độc tố PSP thường bắt đầu xuất hiện khoảng 5 đến 30 phút sau khi ăn với các triệu chứng: cảm giác tê nhẹ ở môi, cổ, mặt, cùng cảm giác như kim châm trong các ngón tay và ngón chân, nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, mạch đập nhanh, thở khó… Trường hợp nặng có thể chết vì bị liệt cơ hô hấp, xảy ra trong vòng từ 2 đến 12 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm PSP.
Tuy nhiên, Rayner cũng cho biết những loài hải sản khác bao gồm tất cả các loại tôm, cua, cá san hô và cá ăn thịt vẫn an toàn để ăn./.
Rayner Stuel, Giám đốc Cục Thủy sản Sabah, cho biết những loại không nên ăn bao gồm ngao, sò, trai, hàu và bất kỳ loại hải sản giống như ngao sò.
Ông lưu ý Chương trình giám sát thủy triều đỏ kéo dài một năm, được tiến hành bởi Cục Thủy sản và Cục Y tế bang Sabah, đã phát hiện sự hiện diện nhóm độc tố gây liệt cơ PSP (Paralytic shellfish poisoning) trong các mẫu nhuyễn thể hai vỏ đánh bắt từ các vùng biển ngoài khơi một số vùng ở bờ biển phía Tây của Sabah.
Nghiên cứu cho thấy sự tồn tại các sinh vật tạo ra độc tố PSP với mật độ cao trong các mẫu nước biển từ một số vùng của bang Sabah như Kuala Penyu, Kota Kinabalu, bao gồm cả đảo Gaya, Vịnh Sepanggar và Vịnh Likas cũng như ở các quận Papar, Putatan, và Tuaran.
Rayner cho biết số lượng sinh vật này trở nên quá lớn và dày đặc làm cho nước biển chuyển thành màu nâu đỏ trong những lần chúng xuất hiện.
Theo các nhà khoa học, nhóm độc tố PSP, gồm khoảng 30 độc tố, được sinh ra chủ yếu trong giai đoạn nở hoa của tảo Alexandrium. Nhuyễn thể ăn các loại tảo này có thể tích lũy độc tố nhưng chúng không chết do có thể chống chịu được tác hại của các độc tố.
Trong các thí nghiệm trên động vật, PSP làm chết thú thử nghiệm do gây liệt hệ thống hô hấp. Ngoài ra, PSP thể hiện tác dụng độc lên hệ thần kinh cơ, hệ thần kinh trung ương, hệ thống tim mạch và ở liều 1µg/ kg trọng lượng cơ thể đã gây tăng huyết áp.
Dấu hiệu nhiễm độc ở người do ăn phải nhuyễn thể chứa độc tố PSP thường bắt đầu xuất hiện khoảng 5 đến 30 phút sau khi ăn với các triệu chứng: cảm giác tê nhẹ ở môi, cổ, mặt, cùng cảm giác như kim châm trong các ngón tay và ngón chân, nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, mạch đập nhanh, thở khó… Trường hợp nặng có thể chết vì bị liệt cơ hô hấp, xảy ra trong vòng từ 2 đến 12 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm PSP.
Tuy nhiên, Rayner cũng cho biết những loài hải sản khác bao gồm tất cả các loại tôm, cua, cá san hô và cá ăn thịt vẫn an toàn để ăn./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)