Bộ trưởng Y tế Malaysia Liow Tiong Lai khẳng định Malaysia đang thúc đẩy và nghiêm túc thực hiện mục tiêu phát triển thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe quốc tế.
Ông cho biết hiện Malaysia đang khai thác tốt thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trị giá 2,5 tỷ USD từ châu Á và đang thâm nhập vào thị trường Trung Đông.
Phát biểu trước báo giới, ngày 30/3, ông nói: “Gần đây, chúng tôi đã tới Bangladesh để tổ chức một hội chợ du lịch chăm sóc sức khỏe. Kết quả là đã có thêm nhiều người Bangladesh giàu có đến Malaysia, những người trước đây chỉ biết đến Singapore và Thái Lan.”
Liow cho biết trong vòng một thập kỷ qua, số lượng khách du lịch chăm sóc sức khỏe đến Malaysia đã tăng vọt từ 56.000 lượt người trong năm 2000 lên đến 392.956 lượt người năm ngoái.
Chỉ trong năm 2010, tổng doanh thu từ lĩnh vực này của 35 bệnh viện ở Malaysia là 380 triệu RM (khoảng 128 triệu USD0). Con số này không bao gồm doanh thu từ các trung tâm kiểm tra y tế và trạm y tế dự phòng.
Phản ứng về việc báo chí đưa tin một bác sĩ Singapore bị Hội đồng Y khoa nước này cáo buộc đã thu phí quá cao đối với một thành viên của gia đình hoàng gia Brunei, Liow khẳng định người nước ngoài đến Malaysia để điều trị y tế cũng chỉ phải nộp lệ phí giống như các bệnh nhân địa phương.
Ông nói: “Không có nghi ngờ nào về việc người nước ngoài, đặc biệt là những người giàu có, bị các bệnh viện và bác sĩ Malaysia thu phí quá cao.”
Báo chí Singapore gần đây cho biết bác sĩ Susan Lim, một phẩu thuật gia hàng đầu nước này, đã thu của một bệnh nhân, là thành viên của gia đình hoàng gia Brunei, 24,8 triệu đô la Singapore (gần 2 triệu USD) cho đợt điều trị ung thư vú bảy tháng./.
Ông cho biết hiện Malaysia đang khai thác tốt thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trị giá 2,5 tỷ USD từ châu Á và đang thâm nhập vào thị trường Trung Đông.
Phát biểu trước báo giới, ngày 30/3, ông nói: “Gần đây, chúng tôi đã tới Bangladesh để tổ chức một hội chợ du lịch chăm sóc sức khỏe. Kết quả là đã có thêm nhiều người Bangladesh giàu có đến Malaysia, những người trước đây chỉ biết đến Singapore và Thái Lan.”
Liow cho biết trong vòng một thập kỷ qua, số lượng khách du lịch chăm sóc sức khỏe đến Malaysia đã tăng vọt từ 56.000 lượt người trong năm 2000 lên đến 392.956 lượt người năm ngoái.
Chỉ trong năm 2010, tổng doanh thu từ lĩnh vực này của 35 bệnh viện ở Malaysia là 380 triệu RM (khoảng 128 triệu USD0). Con số này không bao gồm doanh thu từ các trung tâm kiểm tra y tế và trạm y tế dự phòng.
Phản ứng về việc báo chí đưa tin một bác sĩ Singapore bị Hội đồng Y khoa nước này cáo buộc đã thu phí quá cao đối với một thành viên của gia đình hoàng gia Brunei, Liow khẳng định người nước ngoài đến Malaysia để điều trị y tế cũng chỉ phải nộp lệ phí giống như các bệnh nhân địa phương.
Ông nói: “Không có nghi ngờ nào về việc người nước ngoài, đặc biệt là những người giàu có, bị các bệnh viện và bác sĩ Malaysia thu phí quá cao.”
Báo chí Singapore gần đây cho biết bác sĩ Susan Lim, một phẩu thuật gia hàng đầu nước này, đã thu của một bệnh nhân, là thành viên của gia đình hoàng gia Brunei, 24,8 triệu đô la Singapore (gần 2 triệu USD) cho đợt điều trị ung thư vú bảy tháng./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)