Theo tính toán của các nhà khoa học NASA, do sự tan chảy của băng tuyết tại Bắc Cực và Nam Cực, cũng như tại các sông băng, biển băng trên các dãy núi và sự giãn nở về nhiệt của nước, bốn thập kỷ nữa, mực nước biển ở các đại dương sẽ tăng tới 32cm.
Theo nghiên cứu nêu trên, nếu tốc độ tan chảy của băng tại Bắc Cực và Nam Cực tiếp tục duy trì như hiện nay sẽ khiến cho mực nước biển tại các đại dương dâng lên tới 15cm từ nay cho tới 2050. Đây là kết quả ngoài dự đoán trước đó của các nhà khoa học.
Nghiên cứu này của NASA được thực hiện trong thời gian dài nhất từ trước tới nay (20 năm) về những biến đổi của các dải băng tại Cực Nam và Cực Bắc của Trái Đất.
Kết quả cho thấy, tốc độ tan băng tại hai cực của Trái Đất nhanh hơn tốc độ tan chảy của các dải băng trên các dãy núi và trở thành nguyên nhân chính góp phần làm tăng mực nước biển. Ngoài ra, mức độ gia tăng mực nước biển sẽ diễn ra nhanh hơn các giả thuyết đặt ra hiện nay.
Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, tính trung bình mỗi năm, Bắc Cực và Nam Cực bị mất đi khoảng 475 tỷ tấn băng. Theo đó, lượng băng này tan chảy ra sẽ khiến mực nước biển tăng thêm khoảng 1,3mm mỗi năm.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, lượng băng bị tan chảy tại các dãy núi hàng năm là vào khoảng 402 tỷ tấn.
Tựu chung lại, trong bốn thập kỷ tới, ngoài 15cm mực nước biển dâng cao do băng tan từ hai cực của Trái Đất, băng tan trên các dãy núi và sự giãn nở về nhiệt của nước sẽ góp phần làm cho nước biển dâng thêm theo thứ tự là 8cm và 9cm nữa. Theo đó, các nhà khoa học của NASA dự đoán, từ nay cho tới 2050, mực nước biển tại các đại dương sẽ tăng tới 32cm./.
Theo nghiên cứu nêu trên, nếu tốc độ tan chảy của băng tại Bắc Cực và Nam Cực tiếp tục duy trì như hiện nay sẽ khiến cho mực nước biển tại các đại dương dâng lên tới 15cm từ nay cho tới 2050. Đây là kết quả ngoài dự đoán trước đó của các nhà khoa học.
Nghiên cứu này của NASA được thực hiện trong thời gian dài nhất từ trước tới nay (20 năm) về những biến đổi của các dải băng tại Cực Nam và Cực Bắc của Trái Đất.
Kết quả cho thấy, tốc độ tan băng tại hai cực của Trái Đất nhanh hơn tốc độ tan chảy của các dải băng trên các dãy núi và trở thành nguyên nhân chính góp phần làm tăng mực nước biển. Ngoài ra, mức độ gia tăng mực nước biển sẽ diễn ra nhanh hơn các giả thuyết đặt ra hiện nay.
Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, tính trung bình mỗi năm, Bắc Cực và Nam Cực bị mất đi khoảng 475 tỷ tấn băng. Theo đó, lượng băng này tan chảy ra sẽ khiến mực nước biển tăng thêm khoảng 1,3mm mỗi năm.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, lượng băng bị tan chảy tại các dãy núi hàng năm là vào khoảng 402 tỷ tấn.
Tựu chung lại, trong bốn thập kỷ tới, ngoài 15cm mực nước biển dâng cao do băng tan từ hai cực của Trái Đất, băng tan trên các dãy núi và sự giãn nở về nhiệt của nước sẽ góp phần làm cho nước biển dâng thêm theo thứ tự là 8cm và 9cm nữa. Theo đó, các nhà khoa học của NASA dự đoán, từ nay cho tới 2050, mực nước biển tại các đại dương sẽ tăng tới 32cm./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)