Ngày 21/11, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã cảnh báo thế giới có thể thất bại trong mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 để tránh xảy ra thảm họa khí hậu đối với nhân loại.
Báo cáo của UNEP công bố đồng thời tại Bali (Indonesia) và Nairobi (Kenya) kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để giảm sử dụng nhóm hóa chất Hydrofluorocarbons (HFC) đang được sử dụng ngày càng tăng trong công nghiệp làm lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị cứu hỏa, bọt chữa cháy… nhằm thay thế các hóa chất phá hủy tầng ôzôn.
UNEP dự báo vào năm 2050, nhóm hóa chất HFC được sử dụng tăng lên có thể thải ra khí quyển 3,5-8,8 giga tấn (Gt) điôxítcácbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính, tương đương toàn bộ lượng khí thải 6-7 Gt do các phương tiện vận tải toàn cầu thải ra cũng vào năm này.
Achim Steiner, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc chấp hành UNEP, nhấn mạnh trong khi các chất khí HFC, CO2, mêtan và nhiều khí thải khác hiện đã được đưa vào kiểm soát toàn cầu theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các hóa chất bảo vệ tầng ôzôn được thực hiện theo Công ước Montrean về các hóa chất phá huỷ tầng ôzôn.
Hợp tác giữa 2 hiệp ước quan trọng này có tầm quan trọng chủ chốt để thúc đẩy một hành động khẩn cấp toàn cầu về HFC nhằm vừa duy trì động lực bảo vệ và khôi phục tầng ôzôn, vừa giảm được nguy cơ thúc đẩy nhanh biến đổi khí hậu.
Báo cáo của UNEP đề nghị các hóa chất thay thế HFC hiện đã có mặt trên thị trường như ammonia, dimethyl ether hoặc một số HFC thân thiện với môi trường như HFC 1234ze, HFC 1234yf có thời gian sống trong khí quyển chỉ vài tháng chứ không phải hàng năm.
UNEP lạc quan rằng với tốc độ phát triển công nghệ sạch mạnh mẽ như hiện nay cùng với chính sách khuyến khích đầu tư và đào tạo công nhân kỹ thuật, thế giới có thể đẩy nhanh quá trình thay thế HFC bằng các hóa chất khác thân thiện với môi trường./.
Báo cáo của UNEP công bố đồng thời tại Bali (Indonesia) và Nairobi (Kenya) kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để giảm sử dụng nhóm hóa chất Hydrofluorocarbons (HFC) đang được sử dụng ngày càng tăng trong công nghiệp làm lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị cứu hỏa, bọt chữa cháy… nhằm thay thế các hóa chất phá hủy tầng ôzôn.
UNEP dự báo vào năm 2050, nhóm hóa chất HFC được sử dụng tăng lên có thể thải ra khí quyển 3,5-8,8 giga tấn (Gt) điôxítcácbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính, tương đương toàn bộ lượng khí thải 6-7 Gt do các phương tiện vận tải toàn cầu thải ra cũng vào năm này.
Achim Steiner, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc chấp hành UNEP, nhấn mạnh trong khi các chất khí HFC, CO2, mêtan và nhiều khí thải khác hiện đã được đưa vào kiểm soát toàn cầu theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các hóa chất bảo vệ tầng ôzôn được thực hiện theo Công ước Montrean về các hóa chất phá huỷ tầng ôzôn.
Hợp tác giữa 2 hiệp ước quan trọng này có tầm quan trọng chủ chốt để thúc đẩy một hành động khẩn cấp toàn cầu về HFC nhằm vừa duy trì động lực bảo vệ và khôi phục tầng ôzôn, vừa giảm được nguy cơ thúc đẩy nhanh biến đổi khí hậu.
Báo cáo của UNEP đề nghị các hóa chất thay thế HFC hiện đã có mặt trên thị trường như ammonia, dimethyl ether hoặc một số HFC thân thiện với môi trường như HFC 1234ze, HFC 1234yf có thời gian sống trong khí quyển chỉ vài tháng chứ không phải hàng năm.
UNEP lạc quan rằng với tốc độ phát triển công nghệ sạch mạnh mẽ như hiện nay cùng với chính sách khuyến khích đầu tư và đào tạo công nhân kỹ thuật, thế giới có thể đẩy nhanh quá trình thay thế HFC bằng các hóa chất khác thân thiện với môi trường./.
(TTXVN/Vietnam+)