Đào rừng là một loài hoa được ưa chuộng trong nhiều năm nay ở Điện Biên khi mỗi độ Tết đến, Xuân về.
Hoa đào rừng có tính lâu phai, ít rụng, cánh hoa không khoe sắc, kiêu sa như đào Nhật Tân Hà Thành mà phớt hồng, dịu nhẹ như mang đặc tính hoang dại, ban sơ của núi rừng Tây Bắc.
Với người dân sinh sống lâu năm ở xứ “Mường Then”- Mường Trời này, người ta vẫn xem Hoa đào là sứ giả của mùa Xuân. Còn với đồng bào dân tộc Mông, Thái, mỗi lần đi lên nương, vào rừng hái củi bắt gặp những nụ đào phơn phớt đỏ, e ấp đậu trên những cành cây khẳng khiu, trơ trụi lá, chưa kịp bung nở khoe dáng, soi bóng bên sườn đồi, khe suối là lúc bà con biết một cái Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần....!
Muôn nẻo...đào rừng
Vài tuần trước đây, vào thời điểm mà giờ khắc đón giao thừa Tết cổ truyền dân tộc Xuân Tân Mão chỉ còn tính bằng ngày thì cũng là lúc thị trường hoa Đào rừng ở Điện Biên cũng bắt nhịp chuyển động.
Đào rừng đã hiện diện tập trung ở nhiều điểm và thong rong trên muôn nẻo đường, nơi nhiều người tấp nập qua lại của phố núi Điện Biên như chợ Mường Thanh, đường 7/5, Trần Can, Bế Văn Đàn....
Tại thành phố Điện Biên Phủ, hàng ngày có tới hàng trăm gốc, nhành đào rừng từ những “miền thủ phủ đào rừng” được “di cư” về đây.
Từ sáng sớm, khi sương đêm còn chưa kịp tan, hơi lạnh của núi rừng, của đất trời vẫn còn vướng víu chân người đi đường, trên những cung đường vòng vèo, uốn lượn men theo sống núi dài hàng chục, thậm chí là hàng trăm kilômét ở những vùng xa xôi, hẻo lánh của vùng núi đèo Tây Trang trên trục đường Quốc lộ 279 xuyên Lào hun hút gió và sương giăng đến các xã miền núi vùng cao huyện của Tủa Chùa- một “tiểu Hà Giang thứ hai” của Tổ Quốc với 3/4 diện tích tự nhiên là núi, đồi, đá và...đá) - miền đất dịu ngọt của bao làn điệu sáo Mông, nơi tràn đầy sắc thái văn hóa đa dạng của những cộng cư dân tộc thiểu số vùng cao....những chiếc xe máy, xe đạp thồ đào rừng của người dân lại nối đuôi tất bật xuôi, ngược tập kết về khu vực lòng chảo Mường Thanh để bán buôn, phục vụ nhu cầu chơi hoa, trưng Tết của người dân.
Giữa cái tiết trời se sắt của sáng sớm những ngày đầu xuân, chàng trai người Mông, Vàng A Dềnh vừa tháo dây, hạ gốc đào duy nhất sum xuê cành lá ra khỏi chiếc xe máy xuống đất đã cởi chiếc áo ngoài lấm lem bụi đường, nhựa cây ra khỏi người, để lộ chiếc áo trong ướt đẫm mồ hôi rồi ngồi bệt xuống đất mà thở.
Chỉ chừng hơn 20 phút sau, hàng chục gốc đào của cánh thương lái khác cũng tìm đến đặt cạnh gốc đào của Dềnh trên vỉa hè Quốc lộ 279, trên đường Bế Văn Đàn, gần lối rẽ vào chợ Mường Thanh.
Dềnh không giấu giếm, cho biết, anh đã vào nghề tìm kiếm đào rừng ngót ngét được hơn 5 năm rồi. Gốc đào anh thồ lên bán lần này có giá hơn 2 triệu, cách đây gần một tháng anh đã phải một mình “lặn lội” mất hai, ba ngày trên những cánh rừng thuộc xã Pú Nhi (Điện Biên Đông) mới tìm được và chặt mang về nhà.
Hành trình thồ gốc đào xuống phố anh không biết tốn bao nhiêu thời gian, chỉ nhớ trước lúc xuất phát, vợ anh gói cho anh một bọc nếp nương còn nóng để anh ăn khi đi đường cũng là lúc mẹ già và đứa con trai anh đã đi ngủ. Sáng sớm nay hôm nay, anh mới đến được thành phố.
Còn với Giàng A Hờ thì công vận chuyển anh lại tốn hơn nhiều, nhà ở tận xã Trung Thu (huyện Tủa Chùa) để vận chuyển được gốc đào có giá “kịch kim” trong thị trường hoa (giá bán 6 triệu) xuống phố, Hờ đã đầu tư một xe càng 3 bánh để thồ đào và dùng xe máy lai, dắt. Anh đi lúc con gà rừng eo óc gáy sáng, đến thành phố cũng là lúc màn đêm buông xuống, đã một đêm anh ngủ ngoài đường phố cạnh chỗ trưng bán gốc đào.
Phát triển từ hơn chục năm nay, khi cái thú chơi đào rừng của người dân thành phố ngày một tăng và trở thành cái “mốt” thì những thương lái cũng xem việc băng núi, luồn rừng, tìm kiếm đào rừng cũng là cái “nghề.” Và hành trình để vận chuyển một gốc đào rừng về giữa phố núi phồn hoa và náo nhiệt của giới thương lái trên cả một quãng đường dài hàng chục, hàng trăm km đầy khó khăn, hiểm cũng trở thành “điệp khúc” mỗi độ xuân về.
Đã thành thông lệ, những ngày giáp Tết tại khu vực Trung tâm văn hóa hội nghị tỉnh; Nhà văn hóa thiếu nhi; khoảng trống trước khuôn viên nghĩa trang A1; điểm đầu cầu Mường Thanh lịch sử... đã trở thành những “địa chỉ” quen thuộc thương lái chọn để tập kết, trưng dụng, bày bán Đào rừng, mặc sức khách hàng đến thưởng ngoạn, trả giá mua sắm.
Có đoạn đường như đoạn từ bến xe trung tâm theo Quốc lộ 12 đến cầu A1, hai bên đường sự hiện diện của đào rừng tập trung đến độ người ta mệnh danh là “phố đào rừng.” Song, mỗi một địa điểm trên lại như có “duyên” bày bán loại Đào rừng có nguồn gốc xuất xứ ở một phương vị địa lý cụ thể. Điểm đầu cầu lịch sử Mường Thanh, phía xã Thanh Luông là nơi Đào rừng của thương lái ở các xã miền vùng cao các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé và thị xã Mường Lay theo Quốc lộ 12, 279 xuôi xuống; điểm tại phía trước khuôn viên nghĩa trang A1, trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh, đường Bế Văn Đàn, Nguyễn Chí Thanh- 2 ngả đi vào chợ Mường Thanh....là điểm tập kết Đào rừng của cánh thương lái từ các xã ở vùng đất nghèo Điện Biên Đông, khu biên giới đèo Tây Trang ngược về.
Đào rừng ngày cuối năm
Thị trường giá Đào rừng năm nay ở Điện Biên có những “khung” giá rất chệnh nhau. Giá thấp thì 30.000 đến 100.000 đồng, cao thì 500 đến 1.000.000 đồng/cành Đào.
Có một số gốc có dáng đẹp, nhiều nụ, sắc thắm, vỏ mốc, sần sùi có giá 2 đến 3 triệu, thậm chí một vài cây thương lái “hét” cái giá “kịch kim” lên đến 6 triệu/ 1 gốc (theo khảo sát của phóng viên, đây là giá cao nhất ở thị trường gốc Đào rừng năm nay ở Điện Biên).
Nhiều thương lái có thâm niên lâu năm trong nghề bán Đào rừng cho hay, ngưỡng giá, kiểu dáng, kích thước và quy mô gốc, cành đào cũng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu người mua trước yêu cầu kích thước không gian nhà, cơ quan. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là chất lượng hoa (số lượng hoa, búp và sắc thắm cánh hoa) thì không đẹp như mọi năm vì thời tiết không thuận lợi. Gặp thời tiết quá rét đã tác động không tốt đến chu kỳ sinh học của đào rừng làm quá trình nảy mầm, đơm nụ, nở hoa của Đào rừng đến rất muộn.
Anh Lò Văn Hưng (bản Na Hai, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên), người “hành nghề” tìm Đào rừng cho biết, trong 5 gốc Đào đã tìm được ở trên rừng hơn một tháng trước, sau khi lựa chọn kỹ càng anh chỉ thồ 2 gốc Đào đem đi bán. Những gốc không thồ lên phố thì coi như phải phơi khô làm củi, vì hoa không thể nở đúng vào những ngày Tết, dù có phải bôi vôi, đốt phần gốc, kích thích cho Đào nảy nụ, ra hoa.
Tuy thị trường Đào rừng năm nay phù hợp với thu nhập người dân, nhưng do những cành, gốc có giá rẻ thì lại không có hoa, nụ. Những gốc, cành đáp ứng được tiêu chí chọn lựa về số lượng búp, nụ thì giá lại “ngất trời.”
Nhiều người dân đã chuyển sang mua các loại chậu hoa khác thay cho Đào nên dẫn đến sức mua yếu của khách rất yếu, người ta tìm đến những nơi bày bán hoa Đào chỉ để xem chứ rất ít khi mua. Trước sức ép thời gian ngày Tết đang đến gần, nhiều thương lái đã hạ thấp giá xuống để mong bán được Đào nhưng khách vẫn không mua.
Bác Hoàng (ở Tủa Chùa) cho hay, trước đây hai hôm, gốc Đào bác thồ xuống bán có khách đã trả giá mua gần 2 triệu về cho đơn vị biên phòng, bác không bán. Bây giờ, với cái giá chỉ còn 1 triệu người ta chỉ đến hỏi giá, xem và bỏ đi.
“Chiều nay thôi mà không bán được thì chỉ biết thồ về để làm củi thôi,” Bác nói. Còn anh Lê Văn Hòa, chủ nhân của 7 gốc Đào (khai thác ở vùng núi đá của huyện Sin Hồ -Lai Châu) bày bán ở điểm đầu cầu Mường Thanh cũng phải hạ giá xuống 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng/1 gốc. “Chiều nay mà không bán được hết, tôi sẽ chở đào về Lai Châu trưng bày cho gia đình và cho bạn bè.”
Chịu cảnh ế ẩm với bác Hoàng, anh Hòa còn có vô số thương lái khác ở các điểm bày bán Đào rừng, nhiều người bán đào nhà ở những xã phụ cận khu vực lòng chảo, sau những nấc giá đã hạ vẫn không bán được đã cột đào lên xe máy, xe thồ rong ruổi trong các ngõ xóm, con đường trong phố để có thêm cơ hội bán được Đào.
Nhiều thương lái đã cột lại gốc đào lên xe, để chiều nay sẽ rời phố, không ít người ở tâm trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” đã nán lại hy vọng sẽ bán được dù ở mức giá thấp.
Nhìn những vẻ mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thấp thỏm đan xen của cánh thương lái khi có khách ghé thăm, hỏi giá rồi lạnh lùng lên xe bỏ đi. Sực nhớ lại con đường ngoằn nghèo dài hàng chục, hàng trăm kilômét chập trùng, uốn lượn theo sống lưng đồi núi, đèo sâu, vực thẳm trong hành trình vận chuyển đào rừng về phố của cánh thương lái. Người viết hiểu ra một điều “tâm trạng Xuân” của những người làm “nghề” bán đào rừng cũng có những cung bậc khác nhau./.
Hoa đào rừng có tính lâu phai, ít rụng, cánh hoa không khoe sắc, kiêu sa như đào Nhật Tân Hà Thành mà phớt hồng, dịu nhẹ như mang đặc tính hoang dại, ban sơ của núi rừng Tây Bắc.
Với người dân sinh sống lâu năm ở xứ “Mường Then”- Mường Trời này, người ta vẫn xem Hoa đào là sứ giả của mùa Xuân. Còn với đồng bào dân tộc Mông, Thái, mỗi lần đi lên nương, vào rừng hái củi bắt gặp những nụ đào phơn phớt đỏ, e ấp đậu trên những cành cây khẳng khiu, trơ trụi lá, chưa kịp bung nở khoe dáng, soi bóng bên sườn đồi, khe suối là lúc bà con biết một cái Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần....!
Muôn nẻo...đào rừng
Vài tuần trước đây, vào thời điểm mà giờ khắc đón giao thừa Tết cổ truyền dân tộc Xuân Tân Mão chỉ còn tính bằng ngày thì cũng là lúc thị trường hoa Đào rừng ở Điện Biên cũng bắt nhịp chuyển động.
Đào rừng đã hiện diện tập trung ở nhiều điểm và thong rong trên muôn nẻo đường, nơi nhiều người tấp nập qua lại của phố núi Điện Biên như chợ Mường Thanh, đường 7/5, Trần Can, Bế Văn Đàn....
Tại thành phố Điện Biên Phủ, hàng ngày có tới hàng trăm gốc, nhành đào rừng từ những “miền thủ phủ đào rừng” được “di cư” về đây.
Từ sáng sớm, khi sương đêm còn chưa kịp tan, hơi lạnh của núi rừng, của đất trời vẫn còn vướng víu chân người đi đường, trên những cung đường vòng vèo, uốn lượn men theo sống núi dài hàng chục, thậm chí là hàng trăm kilômét ở những vùng xa xôi, hẻo lánh của vùng núi đèo Tây Trang trên trục đường Quốc lộ 279 xuyên Lào hun hút gió và sương giăng đến các xã miền núi vùng cao huyện của Tủa Chùa- một “tiểu Hà Giang thứ hai” của Tổ Quốc với 3/4 diện tích tự nhiên là núi, đồi, đá và...đá) - miền đất dịu ngọt của bao làn điệu sáo Mông, nơi tràn đầy sắc thái văn hóa đa dạng của những cộng cư dân tộc thiểu số vùng cao....những chiếc xe máy, xe đạp thồ đào rừng của người dân lại nối đuôi tất bật xuôi, ngược tập kết về khu vực lòng chảo Mường Thanh để bán buôn, phục vụ nhu cầu chơi hoa, trưng Tết của người dân.
Giữa cái tiết trời se sắt của sáng sớm những ngày đầu xuân, chàng trai người Mông, Vàng A Dềnh vừa tháo dây, hạ gốc đào duy nhất sum xuê cành lá ra khỏi chiếc xe máy xuống đất đã cởi chiếc áo ngoài lấm lem bụi đường, nhựa cây ra khỏi người, để lộ chiếc áo trong ướt đẫm mồ hôi rồi ngồi bệt xuống đất mà thở.
Chỉ chừng hơn 20 phút sau, hàng chục gốc đào của cánh thương lái khác cũng tìm đến đặt cạnh gốc đào của Dềnh trên vỉa hè Quốc lộ 279, trên đường Bế Văn Đàn, gần lối rẽ vào chợ Mường Thanh.
Dềnh không giấu giếm, cho biết, anh đã vào nghề tìm kiếm đào rừng ngót ngét được hơn 5 năm rồi. Gốc đào anh thồ lên bán lần này có giá hơn 2 triệu, cách đây gần một tháng anh đã phải một mình “lặn lội” mất hai, ba ngày trên những cánh rừng thuộc xã Pú Nhi (Điện Biên Đông) mới tìm được và chặt mang về nhà.
Hành trình thồ gốc đào xuống phố anh không biết tốn bao nhiêu thời gian, chỉ nhớ trước lúc xuất phát, vợ anh gói cho anh một bọc nếp nương còn nóng để anh ăn khi đi đường cũng là lúc mẹ già và đứa con trai anh đã đi ngủ. Sáng sớm nay hôm nay, anh mới đến được thành phố.
Còn với Giàng A Hờ thì công vận chuyển anh lại tốn hơn nhiều, nhà ở tận xã Trung Thu (huyện Tủa Chùa) để vận chuyển được gốc đào có giá “kịch kim” trong thị trường hoa (giá bán 6 triệu) xuống phố, Hờ đã đầu tư một xe càng 3 bánh để thồ đào và dùng xe máy lai, dắt. Anh đi lúc con gà rừng eo óc gáy sáng, đến thành phố cũng là lúc màn đêm buông xuống, đã một đêm anh ngủ ngoài đường phố cạnh chỗ trưng bán gốc đào.
Phát triển từ hơn chục năm nay, khi cái thú chơi đào rừng của người dân thành phố ngày một tăng và trở thành cái “mốt” thì những thương lái cũng xem việc băng núi, luồn rừng, tìm kiếm đào rừng cũng là cái “nghề.” Và hành trình để vận chuyển một gốc đào rừng về giữa phố núi phồn hoa và náo nhiệt của giới thương lái trên cả một quãng đường dài hàng chục, hàng trăm km đầy khó khăn, hiểm cũng trở thành “điệp khúc” mỗi độ xuân về.
Đã thành thông lệ, những ngày giáp Tết tại khu vực Trung tâm văn hóa hội nghị tỉnh; Nhà văn hóa thiếu nhi; khoảng trống trước khuôn viên nghĩa trang A1; điểm đầu cầu Mường Thanh lịch sử... đã trở thành những “địa chỉ” quen thuộc thương lái chọn để tập kết, trưng dụng, bày bán Đào rừng, mặc sức khách hàng đến thưởng ngoạn, trả giá mua sắm.
Có đoạn đường như đoạn từ bến xe trung tâm theo Quốc lộ 12 đến cầu A1, hai bên đường sự hiện diện của đào rừng tập trung đến độ người ta mệnh danh là “phố đào rừng.” Song, mỗi một địa điểm trên lại như có “duyên” bày bán loại Đào rừng có nguồn gốc xuất xứ ở một phương vị địa lý cụ thể. Điểm đầu cầu lịch sử Mường Thanh, phía xã Thanh Luông là nơi Đào rừng của thương lái ở các xã miền vùng cao các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé và thị xã Mường Lay theo Quốc lộ 12, 279 xuôi xuống; điểm tại phía trước khuôn viên nghĩa trang A1, trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh, đường Bế Văn Đàn, Nguyễn Chí Thanh- 2 ngả đi vào chợ Mường Thanh....là điểm tập kết Đào rừng của cánh thương lái từ các xã ở vùng đất nghèo Điện Biên Đông, khu biên giới đèo Tây Trang ngược về.
Đào rừng ngày cuối năm
Thị trường giá Đào rừng năm nay ở Điện Biên có những “khung” giá rất chệnh nhau. Giá thấp thì 30.000 đến 100.000 đồng, cao thì 500 đến 1.000.000 đồng/cành Đào.
Có một số gốc có dáng đẹp, nhiều nụ, sắc thắm, vỏ mốc, sần sùi có giá 2 đến 3 triệu, thậm chí một vài cây thương lái “hét” cái giá “kịch kim” lên đến 6 triệu/ 1 gốc (theo khảo sát của phóng viên, đây là giá cao nhất ở thị trường gốc Đào rừng năm nay ở Điện Biên).
Nhiều thương lái có thâm niên lâu năm trong nghề bán Đào rừng cho hay, ngưỡng giá, kiểu dáng, kích thước và quy mô gốc, cành đào cũng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu người mua trước yêu cầu kích thước không gian nhà, cơ quan. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là chất lượng hoa (số lượng hoa, búp và sắc thắm cánh hoa) thì không đẹp như mọi năm vì thời tiết không thuận lợi. Gặp thời tiết quá rét đã tác động không tốt đến chu kỳ sinh học của đào rừng làm quá trình nảy mầm, đơm nụ, nở hoa của Đào rừng đến rất muộn.
Anh Lò Văn Hưng (bản Na Hai, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên), người “hành nghề” tìm Đào rừng cho biết, trong 5 gốc Đào đã tìm được ở trên rừng hơn một tháng trước, sau khi lựa chọn kỹ càng anh chỉ thồ 2 gốc Đào đem đi bán. Những gốc không thồ lên phố thì coi như phải phơi khô làm củi, vì hoa không thể nở đúng vào những ngày Tết, dù có phải bôi vôi, đốt phần gốc, kích thích cho Đào nảy nụ, ra hoa.
Tuy thị trường Đào rừng năm nay phù hợp với thu nhập người dân, nhưng do những cành, gốc có giá rẻ thì lại không có hoa, nụ. Những gốc, cành đáp ứng được tiêu chí chọn lựa về số lượng búp, nụ thì giá lại “ngất trời.”
Nhiều người dân đã chuyển sang mua các loại chậu hoa khác thay cho Đào nên dẫn đến sức mua yếu của khách rất yếu, người ta tìm đến những nơi bày bán hoa Đào chỉ để xem chứ rất ít khi mua. Trước sức ép thời gian ngày Tết đang đến gần, nhiều thương lái đã hạ thấp giá xuống để mong bán được Đào nhưng khách vẫn không mua.
Bác Hoàng (ở Tủa Chùa) cho hay, trước đây hai hôm, gốc Đào bác thồ xuống bán có khách đã trả giá mua gần 2 triệu về cho đơn vị biên phòng, bác không bán. Bây giờ, với cái giá chỉ còn 1 triệu người ta chỉ đến hỏi giá, xem và bỏ đi.
“Chiều nay thôi mà không bán được thì chỉ biết thồ về để làm củi thôi,” Bác nói. Còn anh Lê Văn Hòa, chủ nhân của 7 gốc Đào (khai thác ở vùng núi đá của huyện Sin Hồ -Lai Châu) bày bán ở điểm đầu cầu Mường Thanh cũng phải hạ giá xuống 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng/1 gốc. “Chiều nay mà không bán được hết, tôi sẽ chở đào về Lai Châu trưng bày cho gia đình và cho bạn bè.”
Chịu cảnh ế ẩm với bác Hoàng, anh Hòa còn có vô số thương lái khác ở các điểm bày bán Đào rừng, nhiều người bán đào nhà ở những xã phụ cận khu vực lòng chảo, sau những nấc giá đã hạ vẫn không bán được đã cột đào lên xe máy, xe thồ rong ruổi trong các ngõ xóm, con đường trong phố để có thêm cơ hội bán được Đào.
Nhiều thương lái đã cột lại gốc đào lên xe, để chiều nay sẽ rời phố, không ít người ở tâm trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” đã nán lại hy vọng sẽ bán được dù ở mức giá thấp.
Nhìn những vẻ mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thấp thỏm đan xen của cánh thương lái khi có khách ghé thăm, hỏi giá rồi lạnh lùng lên xe bỏ đi. Sực nhớ lại con đường ngoằn nghèo dài hàng chục, hàng trăm kilômét chập trùng, uốn lượn theo sống lưng đồi núi, đèo sâu, vực thẳm trong hành trình vận chuyển đào rừng về phố của cánh thương lái. Người viết hiểu ra một điều “tâm trạng Xuân” của những người làm “nghề” bán đào rừng cũng có những cung bậc khác nhau./.
Xuân Tiến (TTXVN/Vietnam+)