Ngày 9/2, Mỹ cảnh báo rằng thỏa thuận về biến đối khí hậu có nguy cơ thất bại ngay từ đầu và kêu gọi các nền kinh tế mới nổi đưa ra những cam kết cụ thể hơn nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Phát biểu tại Trung tâm vì Sự tiến bộ Mỹ có trụ sở ở Washington, nhà thương lượng của Mỹ về vấn đề khí hậu, ông Todd Stern, đánh giá lập trường của các nước đang nổi, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, là "không rõ ràng" và "khó hiểu".
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch cuối năm ngoái, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết giảm lượng thải khí điôxít cácbon (CO2) - thủ phạm chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, để hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng thêm ở mức 2 độ C.
Tuy nhiên, 4 nước trên đã từ chối ký vào cam kết ràng buộc về mặt pháp lý về vấn đề này.
Theo lịch trình, thỏa thuận Copenhagen sẽ phải được cụ thể hóa vào cuối năm nay khi các nhà đàm phán khí hậu trên thế giới nhóm họp tại thành phố biển Cancun của Mexico.
Tuy nhiên, ông Stern từ chối đưa ra nhận định về cơ hội đạt được một thỏa thuận quốc tế mới thay thế Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012.
Trưởng đoàn đàm phán Mỹ về vấn đề khí hậu tuyên bố Washington sẵn sàng tham gia các nỗ lực nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song cũng nhấn mạnh rằng tất cả các nước gây ô nhiễm nhiều nhất cần phải tham gia đầy đủ vào một cơ chế bắt buộc về giảm thải khí gây ô nhiễm.
Theo ông Stern, đây là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến biến đổi khí hậu hiện nay.
Đến nay đã có 55 nước đáp ứng thời hạn chót 31/1/2010 do Hội nghị Copenhagen đề ra về công bố kế hoạch hành động quốc gia về chống biến đổi khí hậu, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước khác.
Các kế hoạch này chủ yếu nhắc lại những cam kết cắt giảm khí thải từ nay đến năm 2020 đã được công bố trước hội nghị. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 19 nước chính thức thông báo tham gia thỏa thuận Copenhagen./.
Phát biểu tại Trung tâm vì Sự tiến bộ Mỹ có trụ sở ở Washington, nhà thương lượng của Mỹ về vấn đề khí hậu, ông Todd Stern, đánh giá lập trường của các nước đang nổi, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, là "không rõ ràng" và "khó hiểu".
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch cuối năm ngoái, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết giảm lượng thải khí điôxít cácbon (CO2) - thủ phạm chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, để hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng thêm ở mức 2 độ C.
Tuy nhiên, 4 nước trên đã từ chối ký vào cam kết ràng buộc về mặt pháp lý về vấn đề này.
Theo lịch trình, thỏa thuận Copenhagen sẽ phải được cụ thể hóa vào cuối năm nay khi các nhà đàm phán khí hậu trên thế giới nhóm họp tại thành phố biển Cancun của Mexico.
Tuy nhiên, ông Stern từ chối đưa ra nhận định về cơ hội đạt được một thỏa thuận quốc tế mới thay thế Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012.
Trưởng đoàn đàm phán Mỹ về vấn đề khí hậu tuyên bố Washington sẵn sàng tham gia các nỗ lực nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song cũng nhấn mạnh rằng tất cả các nước gây ô nhiễm nhiều nhất cần phải tham gia đầy đủ vào một cơ chế bắt buộc về giảm thải khí gây ô nhiễm.
Theo ông Stern, đây là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến biến đổi khí hậu hiện nay.
Đến nay đã có 55 nước đáp ứng thời hạn chót 31/1/2010 do Hội nghị Copenhagen đề ra về công bố kế hoạch hành động quốc gia về chống biến đổi khí hậu, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước khác.
Các kế hoạch này chủ yếu nhắc lại những cam kết cắt giảm khí thải từ nay đến năm 2020 đã được công bố trước hội nghị. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 19 nước chính thức thông báo tham gia thỏa thuận Copenhagen./.
(TTXVN/Vietnam+)