Trên báo chí thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều tin tức về việc quân đội Mỹ tổ chức huấn luyện cho trường hợp can thiệp quân sự vào Syria.
Như Washington và giới lãnh đạo NATO tuyên bố rằng lý do dẫn tới động thái này có thể là việc chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học chống phe đối lập có vũ trang.
Tờ báo Đức, Frankfurter Rundschau dẫn nguồn tin từ Mỹ cho hay, Lầu Năm Góc đã thực hiện tập trận xử lý các thao tác can thiệp quân sự vào Syria, triển khai hoạt động của điệp viên Cục Tình báo Trung ương (CIA) phối hợp với phe đối lập trên lãnh thổ Syria.
Tên lửa Patriot của Mỹ bắt đầu được triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Chủ tịch đảng Cánh tả của Đức là ông Jan van Aken đã gọi việc cung cấp tên lửa là "một sự điên rồ."
Ông nhận định, sự can thiệp của NATO ở Syria có thể nhanh chóng biến thành cuộc chiến. Không những thế, có thể phát sinh tình huống tương tự như Iraq, khi nội chiến kéo dài trong nhiều năm. Bất kỳ can thiệp quân sự vào xung đột Syria đều trở thành thảm họa cho đất nước này./.
Như Washington và giới lãnh đạo NATO tuyên bố rằng lý do dẫn tới động thái này có thể là việc chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học chống phe đối lập có vũ trang.
Tờ báo Đức, Frankfurter Rundschau dẫn nguồn tin từ Mỹ cho hay, Lầu Năm Góc đã thực hiện tập trận xử lý các thao tác can thiệp quân sự vào Syria, triển khai hoạt động của điệp viên Cục Tình báo Trung ương (CIA) phối hợp với phe đối lập trên lãnh thổ Syria.
Tên lửa Patriot của Mỹ bắt đầu được triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Chủ tịch đảng Cánh tả của Đức là ông Jan van Aken đã gọi việc cung cấp tên lửa là "một sự điên rồ."
Ông nhận định, sự can thiệp của NATO ở Syria có thể nhanh chóng biến thành cuộc chiến. Không những thế, có thể phát sinh tình huống tương tự như Iraq, khi nội chiến kéo dài trong nhiều năm. Bất kỳ can thiệp quân sự vào xung đột Syria đều trở thành thảm họa cho đất nước này./.
(Vietnam+)