Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang cảm thấy sức mạnh của chính phủ lớn hơn bao giờ hết khi áp lực từ các nước phương Tây giảm bớt do lo ngại chính quyền sụp đổ ở Syria sẽ dẫn tới việc hình thành một nhà nước Hồi giáo cực đoan.
Chỉ vài tuần trước, Mỹ còn đe dọa tấn công quân sự Syria, nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng kể từ đó.
Thỏa thuận Nga-Mỹ về phá hủy vũ khí hóa học ở Syria có vẻ như đã giúp ông Assad tự tin hơn khi ông tuyên bố sẵn sàng ra tranh cử khi nhiệm kỳ hiện giờ của ông kết thúc vào năm tới.
Assad cũng cho rằng tình hình chưa chín muồi cho các cuộc đàm phán hòa bình mà Liên hợp quốc tìm cách tổ chức ở Geneva vào tháng tới với sự hỗ trợ của Nga và Mỹ.
“Ông ấy hẳn đang cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết,” Shadi Hamid, giám đốc nghiên cứu ở Trung tâm Brookings Doha cho biết. “Những trao đổi về việc thay đổi chế độ trước đó đã bị gác sang một bên và giờ Assad là một đối tác của cộng đồng quốc tế.”
Ông Hamid phát biểu trước một cuộc gặp ở London giữa các chính phủ Arập và phương Tây ủng hộ lực lượng đối lập tại Syria. Hội nghị đã ra một tuyên bố chung lặp lại quan điểm của họ rằng nhà lãnh đạo Syria không còn tương lai chính trị tại nước này. Nhưng tuyên bố được đánh giá chỉ là một nỗ lực để thuyết phục thêm các thành phần đối lập tham gia vào cuộc hòa đàm Geneva đã được lên kế hoạch.
Trong khi hầu hết các nước phương Tây ủng hộ yêu cầu của lực lượng nổi dậy đòi ông Assad phải ra đi, “giờ người ta không còn nói về việc thay đổi chế độ nữa,” Hamid.
Lo sợ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các nhóm Hồi giáo cực đoan trong lực lượng nổi dậy, một số là chi nhánh của Al-Qaeda, Mỹ đã lựa chọn thúc đẩy giải pháp chính trị, thay vì ủng hộ tổng lực cho cuộc nổi dậy.
Cùng lúc, ông Assad “tiếp tục nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ các đồng minh chủ chốt Nga và Iran,” Hamid nói. Ở phương Tây, “tôi cho rằng có quan ngại thật sự về việc các thành phần chủ chốt và mạnh nhất trong nhóm nổi dậy là những người mà cộng đồng quốc tế không muốn chiến thắng. Assad hẳn phải thấy diễn biến đó có lợi cho ông.”
Khi cuộc nổi dậy bùng nổ vào tháng 3/2011, chính quyền Assad khẳng định những kẻ nổi dậy là các phần tử khủng bố nhận viện trờ từ nước ngoài. Hiện giờ, các nhóm Al-Qaeda đã len lỏi vào lực lượng nổi dậy và có được vị trí đáng kể, đặc biệt là ở phía bắc và phía đông Syria.
Lực lượng nổi dậy cũng bị chia rẽ sâu sắc, cả về chính trị lẫn quân sự. Hamid cho rằng “quan điểm chính trị của phe nổi dậy hoàn toàn chia rẽ, nên những người tới Geneva chưa hẳn là đại diện cho quan điểm của những tay súng ở chiến trường,” phần lớn là các phần tử Hồi giáo.
Một yếu tố khác khiến Assad mạnh hơn là thỏa thuận giữa MosKVA và Washington sau cuộc tấn công bằng khí sarin gần Damascus ngày 21/8. Thỏa thuận này dẫn tới một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria và hối thúc sớm mở các cuộc hòa đàm để kết thúc cuộc xung đột hiện đã khiến hơn 115.000 người thiệt mạng.
“Mọi việc đã xoay chuyển theo chiều hướng có lợi cho ông Assad trong hai tháng qua, kể từ các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học,” Hamid nói. “Bạn có thể nghĩ rằng đó sẽ là bắt đầu cho sự suy sụp của ông ấy, nhưng hóa ra đó lại là sự khích lệ lớn.”
Khi thỏa thuận được đề xuất, ông Assad nhanh chóng tình nguyện hợp tác, và Hamid nói đã có “sự thay đổi thật sự” khi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry bày tỏ cam kết của nhà lãnh đạo Syria sẽ sớm được thực hiện. Thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học “là một chiến thắng cho ông Assad, đơn giản và rõ ràng. Kể từ đó, ông ấy đã hồi sinh,” Hamid nói.
Hilal Khashan, trưởng khoa khoa học chính trị Đại học Mỹ tại Beirut, cho rằng “tương quan tổng thể vẫn nghiêng về phía chính phủ, ngay cả khi họ không thể thắng hoàn toàn cuộc chiến… Những người ủng hộ chính phủ ở Syria kiên định với lập trường của họ và biết rõ minh đang làm gì”.
Chuyên gia về Syria và cựu đại sứ Hà Lan tại vài nước Arập Nikolaos Van Dam cho rằng việc ông Assad bác bỏ thỏa thuận với bất kỳ nhóm đối lập nào có quan hệ với nước ngoài “không phải là điều mới.”
Nhưng “liệu Tổng thống Assad có thực tế muốn loại trừ các nhóm đối lập chính ở Syria có lực lượng quân sự đáng kể ở một số vùng rộng lớn trong nước hay không lại là chuyện khác.”
Với ông Khashan, việc Assad từ chối thương lượng với nhóm đối lập chính Liên minh dân tộc cho thấy ông đang gây sức ép để tăng cường sức mạnh cho cuộc mặc cả.
“Những lợi thế trên chiến trường cho phép ông ấy làm điều đó,” Khashan bình luận.
Là tác giả cuốn “Struggle for Power in Syria” (Đấu tranh quyền lực ở Syria), Van Dam cho rằng Assad “nhiều khả năng sẽ không có các nhượng bộ lớn chừng nào chính quyền của ông còn là lực lượng áp đảo trên thực địa”./.
Chỉ vài tuần trước, Mỹ còn đe dọa tấn công quân sự Syria, nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng kể từ đó.
Thỏa thuận Nga-Mỹ về phá hủy vũ khí hóa học ở Syria có vẻ như đã giúp ông Assad tự tin hơn khi ông tuyên bố sẵn sàng ra tranh cử khi nhiệm kỳ hiện giờ của ông kết thúc vào năm tới.
Assad cũng cho rằng tình hình chưa chín muồi cho các cuộc đàm phán hòa bình mà Liên hợp quốc tìm cách tổ chức ở Geneva vào tháng tới với sự hỗ trợ của Nga và Mỹ.
“Ông ấy hẳn đang cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết,” Shadi Hamid, giám đốc nghiên cứu ở Trung tâm Brookings Doha cho biết. “Những trao đổi về việc thay đổi chế độ trước đó đã bị gác sang một bên và giờ Assad là một đối tác của cộng đồng quốc tế.”
Ông Hamid phát biểu trước một cuộc gặp ở London giữa các chính phủ Arập và phương Tây ủng hộ lực lượng đối lập tại Syria. Hội nghị đã ra một tuyên bố chung lặp lại quan điểm của họ rằng nhà lãnh đạo Syria không còn tương lai chính trị tại nước này. Nhưng tuyên bố được đánh giá chỉ là một nỗ lực để thuyết phục thêm các thành phần đối lập tham gia vào cuộc hòa đàm Geneva đã được lên kế hoạch.
Trong khi hầu hết các nước phương Tây ủng hộ yêu cầu của lực lượng nổi dậy đòi ông Assad phải ra đi, “giờ người ta không còn nói về việc thay đổi chế độ nữa,” Hamid.
Lo sợ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các nhóm Hồi giáo cực đoan trong lực lượng nổi dậy, một số là chi nhánh của Al-Qaeda, Mỹ đã lựa chọn thúc đẩy giải pháp chính trị, thay vì ủng hộ tổng lực cho cuộc nổi dậy.
Cùng lúc, ông Assad “tiếp tục nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ các đồng minh chủ chốt Nga và Iran,” Hamid nói. Ở phương Tây, “tôi cho rằng có quan ngại thật sự về việc các thành phần chủ chốt và mạnh nhất trong nhóm nổi dậy là những người mà cộng đồng quốc tế không muốn chiến thắng. Assad hẳn phải thấy diễn biến đó có lợi cho ông.”
Khi cuộc nổi dậy bùng nổ vào tháng 3/2011, chính quyền Assad khẳng định những kẻ nổi dậy là các phần tử khủng bố nhận viện trờ từ nước ngoài. Hiện giờ, các nhóm Al-Qaeda đã len lỏi vào lực lượng nổi dậy và có được vị trí đáng kể, đặc biệt là ở phía bắc và phía đông Syria.
Lực lượng nổi dậy cũng bị chia rẽ sâu sắc, cả về chính trị lẫn quân sự. Hamid cho rằng “quan điểm chính trị của phe nổi dậy hoàn toàn chia rẽ, nên những người tới Geneva chưa hẳn là đại diện cho quan điểm của những tay súng ở chiến trường,” phần lớn là các phần tử Hồi giáo.
Một yếu tố khác khiến Assad mạnh hơn là thỏa thuận giữa MosKVA và Washington sau cuộc tấn công bằng khí sarin gần Damascus ngày 21/8. Thỏa thuận này dẫn tới một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria và hối thúc sớm mở các cuộc hòa đàm để kết thúc cuộc xung đột hiện đã khiến hơn 115.000 người thiệt mạng.
“Mọi việc đã xoay chuyển theo chiều hướng có lợi cho ông Assad trong hai tháng qua, kể từ các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học,” Hamid nói. “Bạn có thể nghĩ rằng đó sẽ là bắt đầu cho sự suy sụp của ông ấy, nhưng hóa ra đó lại là sự khích lệ lớn.”
Khi thỏa thuận được đề xuất, ông Assad nhanh chóng tình nguyện hợp tác, và Hamid nói đã có “sự thay đổi thật sự” khi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry bày tỏ cam kết của nhà lãnh đạo Syria sẽ sớm được thực hiện. Thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học “là một chiến thắng cho ông Assad, đơn giản và rõ ràng. Kể từ đó, ông ấy đã hồi sinh,” Hamid nói.
Hilal Khashan, trưởng khoa khoa học chính trị Đại học Mỹ tại Beirut, cho rằng “tương quan tổng thể vẫn nghiêng về phía chính phủ, ngay cả khi họ không thể thắng hoàn toàn cuộc chiến… Những người ủng hộ chính phủ ở Syria kiên định với lập trường của họ và biết rõ minh đang làm gì”.
Chuyên gia về Syria và cựu đại sứ Hà Lan tại vài nước Arập Nikolaos Van Dam cho rằng việc ông Assad bác bỏ thỏa thuận với bất kỳ nhóm đối lập nào có quan hệ với nước ngoài “không phải là điều mới.”
Nhưng “liệu Tổng thống Assad có thực tế muốn loại trừ các nhóm đối lập chính ở Syria có lực lượng quân sự đáng kể ở một số vùng rộng lớn trong nước hay không lại là chuyện khác.”
Với ông Khashan, việc Assad từ chối thương lượng với nhóm đối lập chính Liên minh dân tộc cho thấy ông đang gây sức ép để tăng cường sức mạnh cho cuộc mặc cả.
“Những lợi thế trên chiến trường cho phép ông ấy làm điều đó,” Khashan bình luận.
Là tác giả cuốn “Struggle for Power in Syria” (Đấu tranh quyền lực ở Syria), Van Dam cho rằng Assad “nhiều khả năng sẽ không có các nhượng bộ lớn chừng nào chính quyền của ông còn là lực lượng áp đảo trên thực địa”./.
Trần Trọng (Vietnam+)