Với chủ đề "Liên minh vì sự phát triển bền vững thông qua thúc đẩy đầu tư xã hội và môi trường có chất lượng," ngày 26/1, hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất giữa Cộng đồng các nước Mỹ Latinh-Caribe (CELAC) và Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại thủ đô Santiago của Chile.
Tham dự hội nghị kéo dài hai ngày này có trên 40 người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của các nước ở hai khu vực, cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Herman Van Rompuy, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà, Sebastián Piñera, nêu bật ý nghĩa của hội nghị lần này, mà theo ông không chỉ diễn ra “đúng lúc” mà còn mang tính “cấp bách,” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tại Tây Âu tác động tới nền kinh tế toàn cầu, và lần đầu tiên Mỹ Latinh-Caribe không phải là trung tâm của khủng hoảng quốc tế mà ngược lại có điều kiện đóng góp giải pháp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Theo chương trình, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị sẽ có các cuộc thảo luận kín. Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ ra tuyên bố chung, kế hoạch hành động và một số hoạt động chính trong năm 2013.
Trong khuôn khổ hội nghị, với sự tham dự của khoảng 1.100 đại biểu và 1.500 nhà báo, đã diễn ra một loạt các cuộc họp cấp cao của các cơ quan tư pháp và lập pháp, giới doanh nghiệp, giới học giả và các tổ chức xã hội tại hai khu vực.
Mặc dù các nước Mỹ Latinh-Caribe đã có 6 lần tổ chức hội nghị cấp cao với EU, nhưng đây là cuộc gặp lần đầu tiên Mỹ Latinh-Caribe tham dự với “tiếng nói chung” sau khi chính thức thành lập CELAC hồi tháng 12/2011 với sự tham gia của toàn bộ 33 quốc gia tại khu vực này.
EU hiện là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Mỹ Latinh-Caribe, với trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái đạt khoảng 280 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với cách đây 10 năm.
Dự kiến trong các ngày 27 và 28/1, các nhà lãnh đạo CELAC sẽ tổ chức riêng một hội nghị cấp cao, theo đó Chile sẽ chuyển giao chức chủ tịch luân phiên CELAC năm 2013 cho Cuba, sự kiện đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập Mỹ Latinh-Caribe.
Paraguay cũng sẽ không có mặt tại hội nghị này, vì theo tuyên bố của Ngoại trưởng nước này, José Félix Fernández, Chile đề nghị Paraguay không dự, vì lo ngại rằng nếu tham gia, hội nghị sẽ bị các nước thành viên của Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur) và Liên minh Bolívar cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) tẩy chay.
Tuy nhiên, Chile đã bác bỏ điều này và chỉ rõ quyết định không tham dự họp là do Paraguay gặp khó khăn trong quan hệ với các nước láng giềng./.
Tham dự hội nghị kéo dài hai ngày này có trên 40 người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của các nước ở hai khu vực, cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Herman Van Rompuy, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà, Sebastián Piñera, nêu bật ý nghĩa của hội nghị lần này, mà theo ông không chỉ diễn ra “đúng lúc” mà còn mang tính “cấp bách,” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tại Tây Âu tác động tới nền kinh tế toàn cầu, và lần đầu tiên Mỹ Latinh-Caribe không phải là trung tâm của khủng hoảng quốc tế mà ngược lại có điều kiện đóng góp giải pháp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Theo chương trình, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị sẽ có các cuộc thảo luận kín. Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ ra tuyên bố chung, kế hoạch hành động và một số hoạt động chính trong năm 2013.
Trong khuôn khổ hội nghị, với sự tham dự của khoảng 1.100 đại biểu và 1.500 nhà báo, đã diễn ra một loạt các cuộc họp cấp cao của các cơ quan tư pháp và lập pháp, giới doanh nghiệp, giới học giả và các tổ chức xã hội tại hai khu vực.
Mặc dù các nước Mỹ Latinh-Caribe đã có 6 lần tổ chức hội nghị cấp cao với EU, nhưng đây là cuộc gặp lần đầu tiên Mỹ Latinh-Caribe tham dự với “tiếng nói chung” sau khi chính thức thành lập CELAC hồi tháng 12/2011 với sự tham gia của toàn bộ 33 quốc gia tại khu vực này.
EU hiện là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Mỹ Latinh-Caribe, với trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái đạt khoảng 280 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với cách đây 10 năm.
Dự kiến trong các ngày 27 và 28/1, các nhà lãnh đạo CELAC sẽ tổ chức riêng một hội nghị cấp cao, theo đó Chile sẽ chuyển giao chức chủ tịch luân phiên CELAC năm 2013 cho Cuba, sự kiện đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập Mỹ Latinh-Caribe.
Paraguay cũng sẽ không có mặt tại hội nghị này, vì theo tuyên bố của Ngoại trưởng nước này, José Félix Fernández, Chile đề nghị Paraguay không dự, vì lo ngại rằng nếu tham gia, hội nghị sẽ bị các nước thành viên của Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur) và Liên minh Bolívar cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) tẩy chay.
Tuy nhiên, Chile đã bác bỏ điều này và chỉ rõ quyết định không tham dự họp là do Paraguay gặp khó khăn trong quan hệ với các nước láng giềng./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)