Mỹ lợi đủ đường khi thúc đẩy thỏa thuận khai thác dầu mỏ tại Syria

Nhiều người cho rằng có thể thấy thỏa thuận đang gây nhiều tranh cãi kể trên, một văn bản “bị giấu diếm,” hoàn toàn có thể là bước đệm chuẩn bị cho sự can dự lâu dài của Mỹ tại miền Đông Syria.
Mỹ lợi đủ đường khi thúc đẩy thỏa thuận khai thác dầu mỏ tại Syria ảnh 1Máy bơm dầu tại một mỏ dầu ở thị trấn Qahtaniyah, tỉnh Hasakeh, Syria, ngày 11/3/2020. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Sau khi một thỏa thuận giữa một công ty Mỹ và lực lượng kiểm soát khu vực bán tự trị tại miền Đông Syria được tiết lộ, người ta vẫn chưa thực sự biết rõ bối cảnh đang diễn ra trong khu vực.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có thể thấy thỏa thuận đang gây nhiều tranh cãi kể trên, một văn bản “bị giấu diếm,” hoàn toàn có thể là bước đệm chuẩn bị cho sự can dự lâu dài của Mỹ tại miền Đông Syria. Tờ Jerusalem Post mới đây đã đăng bài phân tích của tác giả Seth J. Frantzman về vấn đề này như sau:

Thông tin ban đầu cho thấy thỏa thuận tình cờ bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thượng nghị sỹ Lendsey Graham tiết lộ dẫn tới nhiều nghi vấn. Một câu hỏi đặt ra là liệu đó có thực sự là một thỏa thuận hay không? Các quan chức ở Đông Syria hiện vẫn từ chối trả lời truyền thông về những thắc mắc này.

Nhà báo Jack Detsch viết trên tờ Foreign Policy rằng thỏa thuận được Mỹ ủng hộ nhằm phát triển các mỏ dầu tại miền Bắc Syria, song thực chất là "giúp Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ có cớ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại đây."

Người ta vẫn đang đặt dấu hỏi về những cam kết đi kèm với thỏa thuận, bởi cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin cụ thể nào được tiết lộ, cũng như chưa có gì xảy ra trên thực địa.

Một vấn đề khiến thỏa thuận này thêm mờ mịt là không rõ giá trị cụ thể của nó. Có ý kiến ước chừng con số được đưa ra sẽ là hàng tỷ USD để " xây dựng hai nhà máy lọc dầu nhằm xử lý một phần nhỏ dầu trong khu vực, và sau đó là có thể vận chuyển ra khỏi Đông Bắc Syria."

Bên cạnh đó, hiện cũng chưa rõ nhân vật thuộc chính quyền tự trị Syria đứng ra ký thỏa thuận là một hay một nhóm người, chỉ có người Syria hay gồm cả các thành phần bên ngoài...

[Nga sẽ chấp nhận đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về chia sẻ dầu mỏ ở Syria?]

Theo CNN, dù Bộ Ngoại giao Mỹ về mặt công khai tỏ ra không liên quan gì tới thỏa thuận, nhưng bộ này thực chất lại đứng sau ủng hộ. Lầu Năm Góc tỏ ý hoan nghênh tiềm năng ổn định kinh tế nhờ thỏa thuận có thể giúp Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tiếp tục duy trì sức mạnh tại Đông Syria, và tránh nguy cơ pải khuất phục trước áp lực từ phía Nga hoặc chế độ Damascus.

Điều này cho thấy thỏa thuận vừa liên quan đến dầu mỏ, những cũng vừa đi kèm chính sách "bên miệng hố chiến tranh." Nói một cách ngắn gọn, thỏa thuận này nhằm ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một chiến dịch quân sự mới, đảm bảo khả năng ngăn chặn Nga và chính quyền Assad tiến vào khu vực, đồng thời cũng lôi kéo được Bộ Ngoại giao Mỹ tham gia vào vấn đề này.

Những gì mà dư luận biết được đến nay là sự hiện diện của một công ty có tên là Delta Crescent Energy, trong đó có sự tham gia của một vài nhân tố quan trọng và thông thạo việc vận động hành lang tại Syria và Iraq.

Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng có giấy phép được Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ cấp. Nhờ vậy, thỏa thuận có thể tránh được nguy cơ trở thành mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp đặt với chính quyền Syria.

Theo James Cain, thành viên của công ty Delta Crescent Energy, cựu Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch, "chúng tôi được phép tham gia tất cả hoạt động phát triển, vận tải, marketing, lọc dầu và khai thác năng lượng nhằm phát triển và tái phát triển cơ sở hạ tầng." Mục tiêu kinh tế của thỏa thuận là đưa hoạt động sản xuất trở lại mức trước đây tại miền Đông Syria và bán cho khách hàng trong khu vực.

Việc Ngoại trưởng Pompeo, Thượng nghị sỹ Graham và Lầu Năm Góc ủng hộ thỏa thuận, hay ít nhất là một số khía cạnh trong đó, dẫn tới khả năng Nhà Trắng sẽ tuyên bố rằng chính quyền đang hành động nhằm bảo đảm nguồn cung dầu mỏ tại khu vực và đối tượng hưởng lợi chính là người Mỹ. Đó sẽ là một "thỏa thuận" tốt xét trên góc nhìn của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Sự xuất hiện và tham gia của công ty Delta đúng thời điểm thỏa mãn được lợi ích của các nhân tố liên quan. Điều này có nghĩa là cả Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng Mỹ và lực lượng SDF “bất ngờ” có cùng nhu cầu chung.

Có thể lý giải cho sự trùng hợp này bằng thực tế Bộ Ngoại giao Mỹ đã quá mệt mỏi với Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều năm nỗ lực “dỗ dành” Ankara và vẫn phải chứng kiến quốc gia này tiếp tay cho những kẻ cực đoan và sự hỗn loạn tại các khu vực chiếm đóng ở miền Bắc Syria.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc muốn tìm cách hoàn thành sự mệnh bảo đảm nguồn cung dầu mỏ và đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. SDF hiểu rõ vị trí bấp bênh của mình và ngày càng chịu áp lực lớn hơn từ phía chính quyền Syria, trong khi Mỹ cũng gây áp lực buộc SDF tham gia đàm.

Về phần mình, Bộ Tài chính Mỹ muốn trừng phạt Syria, nhưng lại muốn tránh nguy cơ hủy hoại các khu vực ở miền Đông nước này, nơi có sự hiện diện của lực lượng Mỹ, điều dễ dẫn đến nhưng nguy cơ bất ổn. 

Xét cho cùng, một thỏa thuận dầu mỏ có thể chính là thứ mà các bên đều cần./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục