Các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu 37 tập đoàn tài chính trong và ngoài nước Mỹ phải đệ trình các kế hoạch rút lại hoạt động một cách có trật tự trong trường hợp các tập đoàn này bị phá sản.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã ban hành một dự luật nhằm giúp các tập đoàn tài chính chống đỡ tốt hơn, cũng như hạn chế những thiệt hại cho họ trong trường hợp bị phá sản.
Theo dự kiến, dự luật trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, yêu cầu các ngân hàng đã được bảo hiểm và các tổ chức tài chính, có tổng giá trị tài sản từ 50 tỷ USD trở lên, đệ trình các kế hoạch giải quyết thiệt hại của họ trong năm 2012 và 2013.
FDIC không nêu rõ 37 tổ chức tài chính có trong danh sách buộc phải thực hiện quy định trên, song cho biết các tổ chức này hiện có khoảng 3.600 tỷ USD tiền gửi được bảo hiểm, chiếm gần 60% tổng số tiền gửi được bảo hiểm tại Mỹ tính tới ngày 31/12/2010.
FDIC cũng thiết lập thời hạn chặt chẽ đối với nhóm các tập đoàn có tổng tài sản từ 250 tỷ USD trở lên tới ngày 1/7/2012. Trong khi đó, đối với nhóm ngân hàng có tổng giá trị tài sản từ 100 tỷ USD trở lên, thời hạn thực hiện sẽ được kéo dài tới 1/7/2013. Công ty mẹ của bất kỳ ngân hàng Mỹ nào có trụ sở tại nước ngoài cũng phải có trách nhiệm nộp bản kế hoạch giải quyết hậu quả này.
Một trong những mục tiêu quan trọng của các kế hoạch giải quyết hậu quả là tạo điều kiện để FDIC đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận lại được số tiền gửi đã được bảo hiểm của họ trong trường hợp ngân hàng mà họ gửi tiền vào bị vỡ nợ.
Quy định mới nói trên là một phần trong nỗ lực cải cách hệ thống tài chính của Mỹ, sau khi chứng kiến một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất Phố Wall là Lehman Brothers phá sản vào tháng 9/2008, tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu./.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã ban hành một dự luật nhằm giúp các tập đoàn tài chính chống đỡ tốt hơn, cũng như hạn chế những thiệt hại cho họ trong trường hợp bị phá sản.
Theo dự kiến, dự luật trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, yêu cầu các ngân hàng đã được bảo hiểm và các tổ chức tài chính, có tổng giá trị tài sản từ 50 tỷ USD trở lên, đệ trình các kế hoạch giải quyết thiệt hại của họ trong năm 2012 và 2013.
FDIC không nêu rõ 37 tổ chức tài chính có trong danh sách buộc phải thực hiện quy định trên, song cho biết các tổ chức này hiện có khoảng 3.600 tỷ USD tiền gửi được bảo hiểm, chiếm gần 60% tổng số tiền gửi được bảo hiểm tại Mỹ tính tới ngày 31/12/2010.
FDIC cũng thiết lập thời hạn chặt chẽ đối với nhóm các tập đoàn có tổng tài sản từ 250 tỷ USD trở lên tới ngày 1/7/2012. Trong khi đó, đối với nhóm ngân hàng có tổng giá trị tài sản từ 100 tỷ USD trở lên, thời hạn thực hiện sẽ được kéo dài tới 1/7/2013. Công ty mẹ của bất kỳ ngân hàng Mỹ nào có trụ sở tại nước ngoài cũng phải có trách nhiệm nộp bản kế hoạch giải quyết hậu quả này.
Một trong những mục tiêu quan trọng của các kế hoạch giải quyết hậu quả là tạo điều kiện để FDIC đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận lại được số tiền gửi đã được bảo hiểm của họ trong trường hợp ngân hàng mà họ gửi tiền vào bị vỡ nợ.
Quy định mới nói trên là một phần trong nỗ lực cải cách hệ thống tài chính của Mỹ, sau khi chứng kiến một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất Phố Wall là Lehman Brothers phá sản vào tháng 9/2008, tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)