Tại phiên họp toàn thể Hội nghị thường niên Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 24/9, Mỹ và Trung Quốc đã có quan điểm hoàn toàn trái ngược đối với khả năng tài chính của IMF.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Châu Tiểu Xuyên nhận định: trong bối cảnh Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ngày một lún sâu vào khủng hoảng nợ công, nhu cầu của các nước thành viên trong khu vực đối với nguồn tài chính từ IMF đã tăng đột biến và nguồn tài chính hiện nay của IMF có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của nước bị khủng hoảng.
Trong khi đó, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ khẳng định nguồn lực của IMF vẫn đủ. Nhân vật này viện dẫn thoả thuận hồi tháng 11/2010, theo đó mức đóng góp định kỳ của các quốc gia thành viên IMF sẽ được nâng gấp đôi.
Để thỏa thuận có hiệu lực, quốc hội của 113 nước phải phê chuẩn, nhưng đến thời điểm này, thỏa thuận mới chỉ nhận được sự phê chuẩn của quốc hội 40 nước.
Hiện IMF có khoảng 630 tỷ USD để hỗ trợ các nước có thu nhập trung bình và cao. Trừ đi khoản tài chính đã cam kết dành để hỗ trợ Hy Lạp và các quốc gia khác và khoản tiền dự phòng, IMF chỉ có thể cho vay 383 tỷ USD trong 12 tháng tới.
Ngay cả Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde cũng phải thừa nhận "khoản tiền này có thể không đủ."
Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban Phát triển của Ngân hàng Thế giới và IMF khẳng định hai định chế này sẽ làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để hỗ trợ các nước thành viên đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, bền vững, cân bằng và toàn diện.
Một thông cáo chung sau cuộc họp giữa WB và IMF nêu rõ: Sự hỗn loạn hiện nay trên các thị trường tài chính toàn cầu và tình trạng tài chính căng thẳng đang đe dọa khả năng phục hồi của kinh tế thế giới. Giá hàng hóa biến động mạnh và sức ép về an ninh lương thực đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho tất cả các nước.
Ngoài ra, WB và IMF cũng tái cam kết sẽ góp phần kiến tạo thêm công ăn việc làm vì đây chính là yếu tố then chốt của tăng trưởng.
Bà Christine Lagarde hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới thực thi những biện pháp phù hợp để ứng phó với những nguy cơ mà nền kinh thế toàn cầu đang phải đối mặt.
Theo bà, "có sự thừa nhận chung" về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nhất là tại Eurozone, và thế giới mới chỉ "làm được 50% công việc" cần thiết để vượt qua khủng hoảng./.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Châu Tiểu Xuyên nhận định: trong bối cảnh Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ngày một lún sâu vào khủng hoảng nợ công, nhu cầu của các nước thành viên trong khu vực đối với nguồn tài chính từ IMF đã tăng đột biến và nguồn tài chính hiện nay của IMF có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của nước bị khủng hoảng.
Trong khi đó, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ khẳng định nguồn lực của IMF vẫn đủ. Nhân vật này viện dẫn thoả thuận hồi tháng 11/2010, theo đó mức đóng góp định kỳ của các quốc gia thành viên IMF sẽ được nâng gấp đôi.
Để thỏa thuận có hiệu lực, quốc hội của 113 nước phải phê chuẩn, nhưng đến thời điểm này, thỏa thuận mới chỉ nhận được sự phê chuẩn của quốc hội 40 nước.
Hiện IMF có khoảng 630 tỷ USD để hỗ trợ các nước có thu nhập trung bình và cao. Trừ đi khoản tài chính đã cam kết dành để hỗ trợ Hy Lạp và các quốc gia khác và khoản tiền dự phòng, IMF chỉ có thể cho vay 383 tỷ USD trong 12 tháng tới.
Ngay cả Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde cũng phải thừa nhận "khoản tiền này có thể không đủ."
Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban Phát triển của Ngân hàng Thế giới và IMF khẳng định hai định chế này sẽ làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để hỗ trợ các nước thành viên đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, bền vững, cân bằng và toàn diện.
Một thông cáo chung sau cuộc họp giữa WB và IMF nêu rõ: Sự hỗn loạn hiện nay trên các thị trường tài chính toàn cầu và tình trạng tài chính căng thẳng đang đe dọa khả năng phục hồi của kinh tế thế giới. Giá hàng hóa biến động mạnh và sức ép về an ninh lương thực đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho tất cả các nước.
Ngoài ra, WB và IMF cũng tái cam kết sẽ góp phần kiến tạo thêm công ăn việc làm vì đây chính là yếu tố then chốt của tăng trưởng.
Bà Christine Lagarde hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới thực thi những biện pháp phù hợp để ứng phó với những nguy cơ mà nền kinh thế toàn cầu đang phải đối mặt.
Theo bà, "có sự thừa nhận chung" về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nhất là tại Eurozone, và thế giới mới chỉ "làm được 50% công việc" cần thiết để vượt qua khủng hoảng./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)