Tờ Financial Times cho biết, Mỹ đang vận động Ấn Độ nới lỏng hạn chế để các công ty nước ngoài được tham gia vào thị trường bán lẻ ở nước này, coi đây là một phần trong các cuộc đàm phán trước chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Barack Obama vào tháng 11 tới.
Thứ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách vấn đề thương mại quốc tế, ông Francisco Sanchez, cho biết Mỹ muốn Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư nước ngoài vào khu vực bán lẻ nhiều chủng loại hàng, hiện đang ngăn cản Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và toàn cầu, và các nhà bán lẻ quốc tế khác bán hàng của họ cho người tiêu dùng Ấn Độ.
Ông Sanchez cho rằng mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào lĩnh vực bán lẻ sẽ giúp Ấn Độ cải thiện hệ thống cung cấp và các cơ sở hạ tầng như đường xá và nhà kho. Cơ sở hạ tầng cũ nát của Ấn Độ hiện nay làm thiệt hại tới 40% sản phẩm nông nghiệp hàng năm. Như vậy người sản xuất lương thực phải tăng chi phí, còn nông dân lại bị giảm thu nhập.
Ngoài cho phép đầu tư nước ngoài vào khu vực bán buôn, Ấn Độ chỉ cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài kinh doanh một chủng loại hàng, chủ yếu là quần áo và hàng xa xỉ. Trong khi Mỹ rất muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Về phía Ấn Độ, ông Tarun Das, Chủ tịch Hội đồng Mỹ, Ấn Độ - Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, cho biết các nhà kinh doanh nước này cũng muốn hai nước ký hiệp định đầu tư song phương để đảm bảo hai chính phủ không cản trở hoặc quốc hữu hóa việc kinh doanh của họ.
Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng trở nên dễ tiếp nhận hơn vấn đề mở rộng thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ông Tarun Das cho biết, chưa rõ vấn đề này có được giải quyết vào thời gian Tổng thống Obama sang thăm Ấn Độ hay không.
Mỹ và Ấn Độ đang đàm phán một hiệp định quốc phòng trị giá 5,8 tỷ USD. Nếu được ký, đây sẽ là hiệp định lớn nhất giữa hai nước./.
Thứ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách vấn đề thương mại quốc tế, ông Francisco Sanchez, cho biết Mỹ muốn Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư nước ngoài vào khu vực bán lẻ nhiều chủng loại hàng, hiện đang ngăn cản Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và toàn cầu, và các nhà bán lẻ quốc tế khác bán hàng của họ cho người tiêu dùng Ấn Độ.
Ông Sanchez cho rằng mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào lĩnh vực bán lẻ sẽ giúp Ấn Độ cải thiện hệ thống cung cấp và các cơ sở hạ tầng như đường xá và nhà kho. Cơ sở hạ tầng cũ nát của Ấn Độ hiện nay làm thiệt hại tới 40% sản phẩm nông nghiệp hàng năm. Như vậy người sản xuất lương thực phải tăng chi phí, còn nông dân lại bị giảm thu nhập.
Ngoài cho phép đầu tư nước ngoài vào khu vực bán buôn, Ấn Độ chỉ cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài kinh doanh một chủng loại hàng, chủ yếu là quần áo và hàng xa xỉ. Trong khi Mỹ rất muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Về phía Ấn Độ, ông Tarun Das, Chủ tịch Hội đồng Mỹ, Ấn Độ - Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, cho biết các nhà kinh doanh nước này cũng muốn hai nước ký hiệp định đầu tư song phương để đảm bảo hai chính phủ không cản trở hoặc quốc hữu hóa việc kinh doanh của họ.
Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng trở nên dễ tiếp nhận hơn vấn đề mở rộng thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ông Tarun Das cho biết, chưa rõ vấn đề này có được giải quyết vào thời gian Tổng thống Obama sang thăm Ấn Độ hay không.
Mỹ và Ấn Độ đang đàm phán một hiệp định quốc phòng trị giá 5,8 tỷ USD. Nếu được ký, đây sẽ là hiệp định lớn nhất giữa hai nước./.
Lê Thanh (TTXVN/Vietnam+)