Với 39 tỷ USD đầu tư cho lĩnh vực sản xuất các nguồn năng lượng thay thế và năng lượng tái sinh trong năm 2010, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ ba, đứng sau Trung Quốc và Đức trong bảng xếp hạng "các nền kinh tế xanh" thế giới.
Theo một báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu môi trường Mỹ, trong năm 2010, đầu tư cho lĩnh vực sản xuất năng lượng có hàm lượng khí thải CO2 thấp trên thế giới đã thoát khỏi một năm khủng hoảng và có bước tăng trưởng kỷ lục 30%, lên đến 243 tỷ USD.
Nước hiện đứng đầu danh sách đầu tư nhiều nhất cho phát triển công nghệ sản xuất các nguồn năng lượng mới là Trung Quốc với 54,4 tỷ USD. Đức là nước đứng thứ hai với 41,2 tỷ USD.
Trong khi đó, tổng đầu tư cho lĩnh vực này của Liên minh châu Âu (EU) lên tới 94,4 tỷ USD, còn khu vực châu Á là 82,8 tỷ USD, tăng 33%.
Hai nước hiện có mức tăng đầu tư nhanh nhất cho sản xuất năng lượng an toàn với môi trường là Argentina và Mexico với mức tăng đầu tư trong năm 2010 lần lượt là 568% và 273%, tương đương 743 triệu USD và 2,3 tỷ USD.
Hiện nay, các ngành sản xuất "năng lượng sạch" được đầu tư nhiều nhất trên thế giới là điện mặt trời (79 tỷ USD trong các nước G-20), điện gió (95 tỷ USD trong các nước G-20)./.
Theo một báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu môi trường Mỹ, trong năm 2010, đầu tư cho lĩnh vực sản xuất năng lượng có hàm lượng khí thải CO2 thấp trên thế giới đã thoát khỏi một năm khủng hoảng và có bước tăng trưởng kỷ lục 30%, lên đến 243 tỷ USD.
Nước hiện đứng đầu danh sách đầu tư nhiều nhất cho phát triển công nghệ sản xuất các nguồn năng lượng mới là Trung Quốc với 54,4 tỷ USD. Đức là nước đứng thứ hai với 41,2 tỷ USD.
Trong khi đó, tổng đầu tư cho lĩnh vực này của Liên minh châu Âu (EU) lên tới 94,4 tỷ USD, còn khu vực châu Á là 82,8 tỷ USD, tăng 33%.
Hai nước hiện có mức tăng đầu tư nhanh nhất cho sản xuất năng lượng an toàn với môi trường là Argentina và Mexico với mức tăng đầu tư trong năm 2010 lần lượt là 568% và 273%, tương đương 743 triệu USD và 2,3 tỷ USD.
Hiện nay, các ngành sản xuất "năng lượng sạch" được đầu tư nhiều nhất trên thế giới là điện mặt trời (79 tỷ USD trong các nước G-20), điện gió (95 tỷ USD trong các nước G-20)./.
(TTXVN/Vietnam+)