Theo Reuters, ngày 15/9, Myanmar đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với những trang web tin tức nổi tiếng, trong đó có một số trang được điều hành bởi những người chỉ trích chính phủ nước này do quân đội thao túng, đồng thời cho phép truy cập trang web chia sẻ video trực tuyến Youtube.
Đây có thể là dấu hiệu mới nhất về cải cách tại một trong những quốc gia biệt lập nhất châu Á.
Lệnh cấm được dỡ bỏ đối với những trang web của một số hãng truyền thông gồm Reuters, báo "Bưu điện Bangkok" (The Bangkok Post), tờ "Thời báo Eo biển Singapore" (Singapore Straits Times) và những tờ báo khu vực khác cũng như các dịch vụ tin tức tiếng Myanmar của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), BBC và Tiếng nói Dân chủ Miến Điện do lực lượng lưu vong điều hành.
Các trang web tin tức nêu trên bị chặn khi cuộc trấn áp của quân đội Myanmar nhằm vào những cuộc biểu tình do giới sư sãi đứng đầu năm 2007 lên đến đỉnh điểm. Kể từ đó, các trang này đều hiển thị một thông điệp chung từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nhà nước Myanmar (MPT) có nội dung: "Trang web này đã bị MPT chặn."
Tuy nhiên, dòng chữ trên đã biến mất ngày 15/9, một ngày sau khi đặc phái viên của Liên hợp quốc kết thúc chuyến thăm đầu tiên của ông đến Myanmar. Động thái này cũng trùng với "Ngày Dân chủ Quốc tế" của Liên hợp quốc.
Người nhận giải Nobel Hòa bình đồng thời là thủ lĩnh dân chủ của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã chào mừng sự kiện này tại thủ đô thương mại Yangun./.
Đây có thể là dấu hiệu mới nhất về cải cách tại một trong những quốc gia biệt lập nhất châu Á.
Lệnh cấm được dỡ bỏ đối với những trang web của một số hãng truyền thông gồm Reuters, báo "Bưu điện Bangkok" (The Bangkok Post), tờ "Thời báo Eo biển Singapore" (Singapore Straits Times) và những tờ báo khu vực khác cũng như các dịch vụ tin tức tiếng Myanmar của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), BBC và Tiếng nói Dân chủ Miến Điện do lực lượng lưu vong điều hành.
Các trang web tin tức nêu trên bị chặn khi cuộc trấn áp của quân đội Myanmar nhằm vào những cuộc biểu tình do giới sư sãi đứng đầu năm 2007 lên đến đỉnh điểm. Kể từ đó, các trang này đều hiển thị một thông điệp chung từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nhà nước Myanmar (MPT) có nội dung: "Trang web này đã bị MPT chặn."
Tuy nhiên, dòng chữ trên đã biến mất ngày 15/9, một ngày sau khi đặc phái viên của Liên hợp quốc kết thúc chuyến thăm đầu tiên của ông đến Myanmar. Động thái này cũng trùng với "Ngày Dân chủ Quốc tế" của Liên hợp quốc.
Người nhận giải Nobel Hòa bình đồng thời là thủ lĩnh dân chủ của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã chào mừng sự kiện này tại thủ đô thương mại Yangun./.
(Vietnam+)