Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết năm 2012, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ sửa ba luật quan trọng, được coi là nền tảng của công tác quản lý hải quan, đó là Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan.
Nội dung này được Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh đưa ra tại buổi đối thoại của Tổng cục Hải quan với hơn 30 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải nhằm tập trung giải đáp và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện luật pháp trong lĩnh vực hải quan Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản, ngày 15/12.
Qua quá trình rà soát ba luật, Bộ Tài chính đã phát hiện mỗi luật có tới hơn 20 nội dung quan trọng cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi ba luật được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Ông Nagase Toshio - Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) khẳng định cuộc tọa đàm rất hữu ích đối với doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Toshio cũng mong muốn Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc tọa đàm như thế này để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hệ thống luật pháp và thúc đẩy hơn nữa đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Liên quan tới thủ tục hải quan điện tử, các doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị cần có phương thức khai báo thay thế nhằm ứng phó trong trường hợp hệ thống hải quan điện tử gặp sự cố. Đồng thời, phương thức khai báo thay thế đó sẽ được áp dụng thống nhất giữa các cục hải quan đang áp dụng thí điểm hải quan điện tử.
Trong trường hợp hệ thống hải quan điện tử xảy ra sự cố đề nghị cơ quan hải quan có cơ chế cho phép nhanh chóng chuyển sang xử lý tờ khai bằng tay.
Phần mềm khai hải quan điện tử hiện tại không có các biểu mẫu như hướng dẫn tại Thông tư 222/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử, điển hình là phần nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất khi mua hàng từ doanh nghiệp chế xuất khác hoặc mua của doanh nghiệp nội địa.
Do đó, doanh nghiệp Nhật Bản đã đề nghị Tổng cục Hải quan sớm có phần mềm chuẩn với các biểu mẫu để doanh nghiệp thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 222.
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã trao đổi trực tiếp với ngành hải quan về những vướng mắc còn tồn tại, tập trung vào những nhóm vấn đề như áp dụng thống nhất nghiệp vụ hải quan đối với việc nhập khẩu hàng hóa bằng đường xách tay; phương thức ứng phó với sự cố khi khai báo hải quan điện tử, kiến nghị mở rộng phạm vi đối tượng của hải quan điện tử; thống nhất trong công tác áp mã HS; hướng dẫn cụ thể, chi tiết quy trình thủ tục và các giấy tờ cần thiết cho doanh nghiệp chế xuất kê khai tổng hợp…
Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cho biết, thủ tục hải quan điện tử đang trong giai đoạn thí điểm, một số khâu nghiệp vụ vẫn phải có sự can thiệp bằng tay và đang từng bước xây dựng, triển khai tự động hóa ở các khâu nghiệp vụ theo lộ trình.
Đối với phần mềm khai báo hải quan điện tử đã bắt đầu và đang triển khai áp dụng thí điểm đối với các doanh nghiệp chế xuất và đang xây dựng phần mềm theo lộ trình.
Ngành hải quan sẽ tiếp thu những góp ý của doanh nghiệp để nghiên cứu, xem xét đưa vào những nội dung sửa đổi văn bản trong thời gian tới sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đòi hỏi từ thực tiễn./.
Nội dung này được Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh đưa ra tại buổi đối thoại của Tổng cục Hải quan với hơn 30 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải nhằm tập trung giải đáp và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện luật pháp trong lĩnh vực hải quan Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản, ngày 15/12.
Qua quá trình rà soát ba luật, Bộ Tài chính đã phát hiện mỗi luật có tới hơn 20 nội dung quan trọng cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi ba luật được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Ông Nagase Toshio - Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) khẳng định cuộc tọa đàm rất hữu ích đối với doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Toshio cũng mong muốn Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc tọa đàm như thế này để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hệ thống luật pháp và thúc đẩy hơn nữa đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Liên quan tới thủ tục hải quan điện tử, các doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị cần có phương thức khai báo thay thế nhằm ứng phó trong trường hợp hệ thống hải quan điện tử gặp sự cố. Đồng thời, phương thức khai báo thay thế đó sẽ được áp dụng thống nhất giữa các cục hải quan đang áp dụng thí điểm hải quan điện tử.
Trong trường hợp hệ thống hải quan điện tử xảy ra sự cố đề nghị cơ quan hải quan có cơ chế cho phép nhanh chóng chuyển sang xử lý tờ khai bằng tay.
Phần mềm khai hải quan điện tử hiện tại không có các biểu mẫu như hướng dẫn tại Thông tư 222/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử, điển hình là phần nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất khi mua hàng từ doanh nghiệp chế xuất khác hoặc mua của doanh nghiệp nội địa.
Do đó, doanh nghiệp Nhật Bản đã đề nghị Tổng cục Hải quan sớm có phần mềm chuẩn với các biểu mẫu để doanh nghiệp thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 222.
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã trao đổi trực tiếp với ngành hải quan về những vướng mắc còn tồn tại, tập trung vào những nhóm vấn đề như áp dụng thống nhất nghiệp vụ hải quan đối với việc nhập khẩu hàng hóa bằng đường xách tay; phương thức ứng phó với sự cố khi khai báo hải quan điện tử, kiến nghị mở rộng phạm vi đối tượng của hải quan điện tử; thống nhất trong công tác áp mã HS; hướng dẫn cụ thể, chi tiết quy trình thủ tục và các giấy tờ cần thiết cho doanh nghiệp chế xuất kê khai tổng hợp…
Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cho biết, thủ tục hải quan điện tử đang trong giai đoạn thí điểm, một số khâu nghiệp vụ vẫn phải có sự can thiệp bằng tay và đang từng bước xây dựng, triển khai tự động hóa ở các khâu nghiệp vụ theo lộ trình.
Đối với phần mềm khai báo hải quan điện tử đã bắt đầu và đang triển khai áp dụng thí điểm đối với các doanh nghiệp chế xuất và đang xây dựng phần mềm theo lộ trình.
Ngành hải quan sẽ tiếp thu những góp ý của doanh nghiệp để nghiên cứu, xem xét đưa vào những nội dung sửa đổi văn bản trong thời gian tới sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đòi hỏi từ thực tiễn./.
Lan Nhi (TTXVN/Vietnam+)