Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, dự báo năm 2025 sẽ có khoảng 300 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có số người mắc bệnh cao nhất với 44 triệu người, đặc biệt khu vực Đông Nam Á có 35 triệu người và tốc độ phát triển của căn bệnh này tại các nước đang phát triển là 170%.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí nhân Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường (14/11) tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11.
Thạc sỹ Huỳnh Văn Biết - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết riêng tại Việt Nam, tình hình bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn, trong đó, tỷ lệ mắc bệnh này tại Thành phố Hồ Chí Minh là 7%.
Đáng quan ngại hơn là hơn 65% người bệnh không hề biết mình bị bệnh và tỷ lệ tiền tiểu đường chiếm 27%.
Với kết quả này, dự báo trong những năm tới, những đối tượng trên sẽ trở thành người bệnh nếu các yếu tố nguy cơ không được khống chế có hiệu quả.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình phòng chống bệnh tiểu đường năm 2011, các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp là thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hóa- táo bón suy thận, nhiễm trùng da, tắc mạch ngoại biên…
Hiện có đến 80% bệnh nhân mắc tiểu đường tử vong là do biến chứng tim mạch, đột tử biến chứng suy tim, và 40% bệnh nhân phải chạy thận hiện nay là do tiểu đường.
Các chuyên gia, bác sỹ nhận định, bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa, hạn chế được thông qua việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động…
Bác sỹ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, vận động đều đặn sẽ kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng và góp phần làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra./.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí nhân Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường (14/11) tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11.
Thạc sỹ Huỳnh Văn Biết - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết riêng tại Việt Nam, tình hình bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn, trong đó, tỷ lệ mắc bệnh này tại Thành phố Hồ Chí Minh là 7%.
Đáng quan ngại hơn là hơn 65% người bệnh không hề biết mình bị bệnh và tỷ lệ tiền tiểu đường chiếm 27%.
Với kết quả này, dự báo trong những năm tới, những đối tượng trên sẽ trở thành người bệnh nếu các yếu tố nguy cơ không được khống chế có hiệu quả.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình phòng chống bệnh tiểu đường năm 2011, các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp là thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hóa- táo bón suy thận, nhiễm trùng da, tắc mạch ngoại biên…
Hiện có đến 80% bệnh nhân mắc tiểu đường tử vong là do biến chứng tim mạch, đột tử biến chứng suy tim, và 40% bệnh nhân phải chạy thận hiện nay là do tiểu đường.
Các chuyên gia, bác sỹ nhận định, bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa, hạn chế được thông qua việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động…
Bác sỹ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, vận động đều đặn sẽ kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng và góp phần làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)