Nam Sudan ngày 19/7 cho biết sẽ cắt giảm sản lượng khai thác dầu xuống còn 100.000 thùng/ngày vào cuối tuần này và sẽ tiếp tục giảm cho tới khi ngừng hoàn toàn.
Động thái trên được đưa ra sau khi Sudan ra lệnh đóng cửa tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan qua lãnh thổ nước này vào tháng tới do những tranh cãi liên quan đến các lực lượng phiến quân hoạt động tại khu vực biên giới chung giữa hai nước.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nam Sudan Mawien Makol Arik cho biết sản lượng khai thác dầu của nước này "sẽ giảm xuống còn 100.000 thùng vào cuối tuần và sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới."
Trước đó, hôm 18/7, Nam Sudan cho biết đã bắt đầu cắt giảm sản lượng khai thác dầu xuống còn 160.000 thùng từ mức 200.000 thùng mỗi ngày.
Theo ông Arik, Nam Sudan "đã nhận được một bức thư từ Khartoum trong đó thông báo sẽ ngăn chặn dòng dầu thô chảy qua lãnh thổ của mình."
Bức thư cũng cho biết các tuyến đường ống sẽ được đóng lại vào ngày 7/8 tới trừ phi Juba chấp nhận từ bỏ việc hỗ trợ phiến quân chống lại Khartoum. Tuy nhiên, Chính phủ Nam Sudan đã khước từ yêu cầu của Khartoum và đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.
Ông Arik cũng cho biết Nam Sudan vẫn tiếp tục cam kết đối với chín thỏa thuận hợp tác được hai nước ký kết hồi tháng trước trong các lĩnh vực như dầu mỏ, an ninh, quốc tịch, phân định biên giới và quy chế của khu vực Abyei đang có tranh chấp.
Việc đóng cửa các giếng dầu sẽ gây nhiều khó khăn cho Nam Sudan - quốc gia hiện phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ và viện trợ nước ngoài. Điều này cũng sẽ gây thiệt hại nặng cho Sudan cũng như các tập đoàn dầu mỏ quốc tế đang hoạt động tại Nam Sudan.
Khartoum và Juba đã nhất trí nối lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan thông qua các đường ống dẫn dầu của Sudan như một phần của việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, được ký tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia năm 2012.
Trong cuộc đàm phán tại Ethiopia cuối tháng Ba vừa qua, hai nước đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cũng như thực hiện tám thỏa thuận quan trọng khác.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Sudan và Nam Sudan đã đột ngột tái bùng phát vào ngày 8/6, khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ra lệnh đóng cửa tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan qua lãnh thổ Sudan, với cáo buộc Juba vẫn tiếp tục hỗ trợ lực lượng phiến quân Mặt trận Cách mạng (SRF) đang hoạt động tại các bang Nam Kordofan, Nile Xanh và Darfur.
Đáp lại, Juba cáo buộc Khartoum hỗ trợ quân nổi dậy tại bang Jonglei ở miền Đông nước này. Cả hai bên đều phủ nhận các cáo buộc trên./.
Động thái trên được đưa ra sau khi Sudan ra lệnh đóng cửa tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan qua lãnh thổ nước này vào tháng tới do những tranh cãi liên quan đến các lực lượng phiến quân hoạt động tại khu vực biên giới chung giữa hai nước.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nam Sudan Mawien Makol Arik cho biết sản lượng khai thác dầu của nước này "sẽ giảm xuống còn 100.000 thùng vào cuối tuần và sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới."
Trước đó, hôm 18/7, Nam Sudan cho biết đã bắt đầu cắt giảm sản lượng khai thác dầu xuống còn 160.000 thùng từ mức 200.000 thùng mỗi ngày.
Theo ông Arik, Nam Sudan "đã nhận được một bức thư từ Khartoum trong đó thông báo sẽ ngăn chặn dòng dầu thô chảy qua lãnh thổ của mình."
Bức thư cũng cho biết các tuyến đường ống sẽ được đóng lại vào ngày 7/8 tới trừ phi Juba chấp nhận từ bỏ việc hỗ trợ phiến quân chống lại Khartoum. Tuy nhiên, Chính phủ Nam Sudan đã khước từ yêu cầu của Khartoum và đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.
Ông Arik cũng cho biết Nam Sudan vẫn tiếp tục cam kết đối với chín thỏa thuận hợp tác được hai nước ký kết hồi tháng trước trong các lĩnh vực như dầu mỏ, an ninh, quốc tịch, phân định biên giới và quy chế của khu vực Abyei đang có tranh chấp.
Việc đóng cửa các giếng dầu sẽ gây nhiều khó khăn cho Nam Sudan - quốc gia hiện phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ và viện trợ nước ngoài. Điều này cũng sẽ gây thiệt hại nặng cho Sudan cũng như các tập đoàn dầu mỏ quốc tế đang hoạt động tại Nam Sudan.
Khartoum và Juba đã nhất trí nối lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan thông qua các đường ống dẫn dầu của Sudan như một phần của việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, được ký tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia năm 2012.
Trong cuộc đàm phán tại Ethiopia cuối tháng Ba vừa qua, hai nước đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cũng như thực hiện tám thỏa thuận quan trọng khác.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Sudan và Nam Sudan đã đột ngột tái bùng phát vào ngày 8/6, khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ra lệnh đóng cửa tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan qua lãnh thổ Sudan, với cáo buộc Juba vẫn tiếp tục hỗ trợ lực lượng phiến quân Mặt trận Cách mạng (SRF) đang hoạt động tại các bang Nam Kordofan, Nile Xanh và Darfur.
Đáp lại, Juba cáo buộc Khartoum hỗ trợ quân nổi dậy tại bang Jonglei ở miền Đông nước này. Cả hai bên đều phủ nhận các cáo buộc trên./.
(TTXVN)