Theo tờ trình của Chính phủ, trong những năm qua, công tác xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quantrọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội củađất nước, bảo đảm quyền của người dân, đáp ứng các yêu cầu quản lý của Nhà nướcvà hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý vững chắccho công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế, yếu kém,phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều chủ thể ban hành nhiều loại văn bảnquy phạm pháp luật, khó xác định còn hiệu lực hay đã hết, nhiều văn bản mâuthuẫn, chồng chéo…
Đây chính là cơ sở để Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật rađời nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước ở trung ương tiến hành ràsoát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật theo một trật tự hợp lý và dễ dàngtra cứu thành Bộ pháp điển.
Tán thành với việc cần thiết phải ban hành Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy banPháp luật Phan Trung Lý cho rằng việc xây dựng Bộ pháp điển tuy không có giátrị sử dụng như văn bản gốc nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễtra cứu, thực hiện pháp luật; đồng thời giúp cán bộ, công chức trong thực thinhiệm vụ, áp dụng được chính xác các quy định của pháp luật; qua đó phát hiệncác quy định của pháp luật còn chồng chéo để tiến hành sửa đổi, bảo đảm tínhthống nhất của hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về giá trị pháp lý, giá trị sửdụng của Bộ pháp điển, cũng như địa vị pháp lý và thời gian hoạt động của Ủy banpháp điển quốc gia, có ý kiến cho rằng nên sáp nhập Pháp lệnh này với Pháp lệnhhợp nhất văn bản pháp luật vì khi đã thực hiện được pháp điển hệ thống quy phạmpháp luật thì không còn cần thiết phải thực hiện hợp nhất văn bản quy phạm phápluật nữa.
Băn khoăn về ý nghĩa của việc ra đời Bộ pháp điển, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng cho rằng thành lập Ủy ban quốc gia để chỉ đạo, điều phối việcthực hiện pháp điển là rất khoa học, việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luậtlà rất hệ thống, dễ tìm nhưng không dùng được, nhà đầu tư không dám dùng vì tấtcả đều phải tìm đến văn bản gốc.
Cũng như vậy, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề xuất, nếu chỉ dừng ởmức độ pháp điển hình thức để tra cứu thì nên chăng chỉ coi đây là đề tài cấpnhà nước và giao cho Thư viện quốc gia hoặc trường Đại học Luật để làm đề tàinghiên cứu. Việc Ủy ban Thường vụ có pháp lệnh rồi lại thành lập Ủy ban quốc gialà quá lãng phí. Bộ pháp điển không có giá trị sử dụng vì tất cả đều phải có vănbản gốc.
Sâu xa hơn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K'so Phước đặt vấn đề về tính pháp lý của Bộ pháp điển không có gì hơn, không khác gì thư viện khoa họclưu trữ. Việc cập nhật như thế nào, tính thời sự ra sao, nếu mỗi năm sản xuấtmột tập thì bao nhiêu tiền của phải đổ ra.
Lý giải của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho thấy pháp điển là việcvô cùng phức tạp. Pháp điển sẽ làm cho hệ thống pháp luật rõ ràng minh bạch.Việc pháp điển lần đầu chỉ ở mức độ pháp điển hình thức, tức là chỉ rà soát, tậphợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật vào Bộ pháp điển theo trật tự hợp lý để dễtra cứu; chưa đặt vấn đề sửa đổi, bổ sung toàn bộ các quy phạm pháp luật hiệnhành trước khi đưa vào Bộ pháp điển là phù hợp. Bộ pháp điển không có giá trịthay thế cho văn bản gốc, song song tồn tại với nó vẫn có hệ thống văn bản gốccó giá trị pháp lý.
Quy định này cũng phù hợp với quy định hiện hành của Hiến pháp và Luật banhành văn bản quy phạm pháp luật. Cần sớm thực hiện pháp điển hóa để tránh tìnhtrạng quy phạm pháp luật trùng dẫm sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh. Công tác pháp điển phải do Nhà nước làm nhưng kết quả của pháp điểncó thể xã hội hóa sau khi được Nhà nước thông qua.
Không có nhiều ý kiến băn khoăn về giá trị pháp lý như dự án Pháp lệnhPháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, nhưng dự án Pháp lệnh hợp nhất văn bảnquy phạm pháp luật cũng gặp không ít những quan điểm trái chiều giữa cơ quansoạn thảo và cơ quan thẩm tra, cũng như của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội. Điều 5 dự thảo Pháp lệnh quy định: Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thứctrong áp dụng và thi hành pháp luật. Trường hợp văn bản hợp nhất có nội dung khác với nội dung của văn bản đượchợp nhất thì áp dụng nội dung của văn bản được hợp nhất.
Thường trực Ủy ban Phápluật cho rằng quy định này vừa mâu thuẫn, vừa không nhất quán, vô hình trung đãphủ nhận giá trị của văn bản hợp nhất, làm giảm sự tin tưởng của các cơ quan, tổchức, cá nhân đối với việc sử dụng văn bản hợp nhất, mâu thuẫn với nguyên tắchợp nhất văn bản là bảo đảm tính chính xác về nội dung, thời điểm có hiệu lựcthi hành của các quy định trong văn bản được hợp nhất. Cần xác định rõ giá trịcủa văn bản hợp nhất là văn bản chính thức và có giá trị sử dụng như văn bảngốc. Cơ quan thực hiện hợp nhất có trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của vănbản hợp nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa nhìn nhận hai dự ánPháp lệnh này chủ yếu xử lý về mặt kỹ thuật, pháp điển thì chỉ tập hợp về hìnhthức, hợp nhất cũng chỉ là cắt dán, sao chép thành một văn bản chính xác, các cơquan chủ quản quản lý nhà nước, các cơ quan soạn thảo đều có thể làm việc nàymột cách đơn giản, vậy có nên đưa vào Pháp lệnh. Phải chăng nên xem xét, nghiêncứu chỉ cần một Nghị quyết xác định nguyên tắc trách nhệm của Chính phủ, các cơquan liên quan để tiến hành thí điểm đánh giá rồi lâu dài mới thực hiển phápđiển.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì cho rằng haipháp lệnh này có mối quan hệ gắn bó với nhau, nên có pháp lệnh hợp nhất văn bảnđể làm tiền đề cho quá trình pháp điển hóa.
Về Pháp lệnh pháp điển thì nên nghiên cứu kỹ việc cho ra đời hay không,hay trước mắt làm thí điểm đã, nên giao cho Chính phủ ra Nghị định để làm thử,khi đủ điều kiện mới làm, lúc đó sẽ pháp điển cả về nội dung và hình thức.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cơ quan nào ban hành văn bản quyphạm pháp luật thì cơ quan đó có trách nhiệm hợp nhất văn bản do mình ban hành.Về pháp điển, nếu chỉ dừng ở pháp điển hình thức, không nhất thiết phải thànhlập ban bệ. Năm 2016 mới nên đặt vấn đề pháp điển hình thức, khi đã trở thànhnước công nghiệp thì làm pháp điển nội dung và thực hiện điện tử hóa pháp điểnđể dễ theo dõi, tra cứu. Trước mắt nên ra Nghị quyết để có chủ trương làm thíđiểm, phê duyệt chủ đề, làm dần rồi rút kinh nghiệm, vấn đề gì cấp bách sẽ ưutiên làm trước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng cơ quan soạn thảo và các bêncần ngồi lại xác định khái niệm, phạm vi, nội hàm, những vấn đề liên quan đếntrình tự thủ tục của các Pháp lệnh trên. Không nên thành lập Ủy ban pháp điểnquốc gia bởi Việt Nam đang pháp điển giai đoạn thấp, chỉ về kỹ thuật, giao Bộ Tư phápgiúp Chính phủ hướng dẫn các cơ quan thực hiện pháp điển.
Việc hợp nhất văn bản phải thực hiện theo nguyên tắc hợp nhất văn bản sửađổi, bổ sung do cùng một cơ quan ban hành. Không nên đặt ra vấn đề bồi thườngthiệt hại do sai sót trong việc hợp nhất văn bản vì sẽ vô cùng phức tạp, mà cầnquy định cơ chế đề cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc bảo đảm tính chínhxác của văn bản hợp nhất. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng kiến nghị giữở mức độ pháp lệnh đối với hai dự án này./.