Ngày 22/3, tại Brussels, Bỉ, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương - cơ quan ra quyết định của NATO, đã nhất trí thực thi lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya bằng đường biển.
Trước đó, các đại sứ của 28 nước thành viên NATO hôm 20/3 đã nhất trí thực hiện lệnh cấm vận này, nhưng không thống nhất được cách thức mà liên minh này tham gia các hoạt động quân sự chống Libya, chủ yếu do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước tình hình chiến sự tại Libya hiện nay, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 22/3 cho biết hàng nghìn người Libya đã rời bỏ nhà cửa ở miền Đông nước này để đi lánh nạn.
Trong bối cảnh các cuộc không kích Libya của liên quân bước sang ngày thứ ba liên tiếp, nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối các hành động quân sự này.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Mỹ Robert Gates đang ở thăm Nga ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố Nga muốn thấy việc ngừng bắn ngay lập tức tại Libya và bắt đầu các cuộc đàm phán chính trị.
Mátxcơva kêu gọi các bên làm tất cả để chấm dứt bạo lực và tin rằng đã có nhiều người dân Libya thiệt mạng do các cuộc không kích của phương Tây. Theo ông Serdyukov, biện pháp nhanh nhất mang lại an toàn cho người dân là ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu đối thoại.
Trước đó, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gợi ý rằng Mátxcơva có thể làm trung gian giúp tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột tại Libya.
Phản đối can thiệp quân sự vào Libya, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee ngày 22/3 nhấn mạnh rằng với những vấn đề xảy ra trong phạm vi một nước, với các vấn đề nội bộ của một nước, không lực lượng bên ngoài nào được phép can thiệp. Ông khẳng định thể chế của một nước phải tùy thuộc vào người dân của nước đó, không phải do bất kỳ lực lượng bên ngoài nào.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cùng ngày cũng lên án các cuộc không kích của liên quân nhằm vào Libya. Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã gọi các cuộc không kích trên là "một tội ác chống lại loài người" và là "một sự xâm phạm trắng trợn phẩm giá" của người dân Libya.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng đã lên tiếng phản đối chiến dịch quân sự của nước ngoài tại Libya. Phát biểu tại cuộc mít tinh ngày 21/3, Tổng thống Zuma nêu rõ Nam Phi ủng hộ quan điểm của Hội đồng An ninh và Hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) đưa ra mới đây, trong đó châu Phi cam kết tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Libya và bác bỏ sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Libya dưới bất kỳ hình thức nào.
Nam Phi tin tưởng rằng một giải pháp chính trị và hòa bình dựa trên nguyện vọng chính đáng của người dân mới đảm bảo sự ổn định lâu dài tại quốc gia Bắc Phi này trong tương lai.
Cùng ngày, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni cũng lên án hành động quân sự của phương Tây tại Libya, mô tả những hành động này là đạo đức giả, đồng thời thúc giục tiến hành đàm phán để chấm dứt sự hỗn loạn./.
Trước đó, các đại sứ của 28 nước thành viên NATO hôm 20/3 đã nhất trí thực hiện lệnh cấm vận này, nhưng không thống nhất được cách thức mà liên minh này tham gia các hoạt động quân sự chống Libya, chủ yếu do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước tình hình chiến sự tại Libya hiện nay, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 22/3 cho biết hàng nghìn người Libya đã rời bỏ nhà cửa ở miền Đông nước này để đi lánh nạn.
Trong bối cảnh các cuộc không kích Libya của liên quân bước sang ngày thứ ba liên tiếp, nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối các hành động quân sự này.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Mỹ Robert Gates đang ở thăm Nga ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố Nga muốn thấy việc ngừng bắn ngay lập tức tại Libya và bắt đầu các cuộc đàm phán chính trị.
Mátxcơva kêu gọi các bên làm tất cả để chấm dứt bạo lực và tin rằng đã có nhiều người dân Libya thiệt mạng do các cuộc không kích của phương Tây. Theo ông Serdyukov, biện pháp nhanh nhất mang lại an toàn cho người dân là ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu đối thoại.
Trước đó, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gợi ý rằng Mátxcơva có thể làm trung gian giúp tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột tại Libya.
Phản đối can thiệp quân sự vào Libya, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee ngày 22/3 nhấn mạnh rằng với những vấn đề xảy ra trong phạm vi một nước, với các vấn đề nội bộ của một nước, không lực lượng bên ngoài nào được phép can thiệp. Ông khẳng định thể chế của một nước phải tùy thuộc vào người dân của nước đó, không phải do bất kỳ lực lượng bên ngoài nào.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cùng ngày cũng lên án các cuộc không kích của liên quân nhằm vào Libya. Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã gọi các cuộc không kích trên là "một tội ác chống lại loài người" và là "một sự xâm phạm trắng trợn phẩm giá" của người dân Libya.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng đã lên tiếng phản đối chiến dịch quân sự của nước ngoài tại Libya. Phát biểu tại cuộc mít tinh ngày 21/3, Tổng thống Zuma nêu rõ Nam Phi ủng hộ quan điểm của Hội đồng An ninh và Hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) đưa ra mới đây, trong đó châu Phi cam kết tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Libya và bác bỏ sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Libya dưới bất kỳ hình thức nào.
Nam Phi tin tưởng rằng một giải pháp chính trị và hòa bình dựa trên nguyện vọng chính đáng của người dân mới đảm bảo sự ổn định lâu dài tại quốc gia Bắc Phi này trong tương lai.
Cùng ngày, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni cũng lên án hành động quân sự của phương Tây tại Libya, mô tả những hành động này là đạo đức giả, đồng thời thúc giục tiến hành đàm phán để chấm dứt sự hỗn loạn./.
(TTXVN/Vietnam+)