Tầm nhìn chiến lược mới và vũ khí hạt nhân chiến thuật là những vấn đề mà các Ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) thảo luận để đi đến lập trường chung tại cuộc họp ở thủ đô Tallinn của Estonia ngày 22/4, trước khi các vấn đề này được trình Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lisbon (Bồ Đào Nha) vào tháng 11.
Tổng Thư Ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho rằng văn bản về tầm nhìn chiến lược mới của NATO phải khẳng định lại những nền tảng cơ bản và lâu dài của tổ chức này, trong đó có ràng buộc chính trị giữa châu Âu và Bắc Mỹ, cam kết bảo vệ lẫn nhau trước bất kỳ cuộc tấn công nào đồng thời thể hiện sự cần thiết phải duy trì đoàn kết giữa những nước có giá trị chung.
Về vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật, ông Rasmussen cho rằng NATO cần khả năng răn đe hạt nhân tin cậy, hiệu quả và được quản lý an toàn trong một thế giới tồn tại vũ khí hạt nhân như hiện nay.
Trước hội nghị, các nước thành viên NATO vẫn bất đồng sâu sắc về vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Bỉ, Đức, Luxembourg, Hà Lan và Na Uy đề nghị ông Rasmussen tổ chức thảo luận lập trường của NATO đối với vấn đề này, động thái được xem là gây sức ép buộc Mỹ phải rút khoảng 240 đầu đạn hạt nhân đang triển khai ở 5 quốc gia này và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba Lan cho rằng có quá nhiều vũ khí hạt nhân ở châu Âu và đề nghị NATO thỏa thuận với Nga về việc rút các vũ khí này khỏi châu Âu.
Nga hiện có 5.400 vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Đức nhấn mạnh đã đến lúc phải đạt tiến bộ trong tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng tuyên bố không hành động đơn phương.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc họp báo ở Estonia tuyên bố Mỹ coi vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu là biểu tượng về cam kết của Mỹ đối với hoạt động phòng thủ tập thể đồng thời khẳng định Washington không từ bỏ cam kết này với Estonia cũng như các đồng minh NATO khác.
Bà Hillary đề nghị NATO yêu cầu Nga cùng thực hiện bất kỳ quyết định nào của Washington trong tương lai liên quan việc giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu.
Về phần mình, Nga tuyên bố không giảm lợi thế về vũ khí của mình cho đến khi Mỹ loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu.
Vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật triển khai ở các nước thành viên NATO và Nga thu hút sự chú ý của dư luận sau khi Washington và Mátxcơva đầu tháng này ký Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START).
Các nhà phân tích dự đoán các ngoại trưởng NATO khó có thể thống nhất lập trường về vấn đề này tại hội nghị ở Tallinn./.
Tổng Thư Ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho rằng văn bản về tầm nhìn chiến lược mới của NATO phải khẳng định lại những nền tảng cơ bản và lâu dài của tổ chức này, trong đó có ràng buộc chính trị giữa châu Âu và Bắc Mỹ, cam kết bảo vệ lẫn nhau trước bất kỳ cuộc tấn công nào đồng thời thể hiện sự cần thiết phải duy trì đoàn kết giữa những nước có giá trị chung.
Về vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật, ông Rasmussen cho rằng NATO cần khả năng răn đe hạt nhân tin cậy, hiệu quả và được quản lý an toàn trong một thế giới tồn tại vũ khí hạt nhân như hiện nay.
Trước hội nghị, các nước thành viên NATO vẫn bất đồng sâu sắc về vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Bỉ, Đức, Luxembourg, Hà Lan và Na Uy đề nghị ông Rasmussen tổ chức thảo luận lập trường của NATO đối với vấn đề này, động thái được xem là gây sức ép buộc Mỹ phải rút khoảng 240 đầu đạn hạt nhân đang triển khai ở 5 quốc gia này và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba Lan cho rằng có quá nhiều vũ khí hạt nhân ở châu Âu và đề nghị NATO thỏa thuận với Nga về việc rút các vũ khí này khỏi châu Âu.
Nga hiện có 5.400 vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Đức nhấn mạnh đã đến lúc phải đạt tiến bộ trong tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng tuyên bố không hành động đơn phương.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc họp báo ở Estonia tuyên bố Mỹ coi vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu là biểu tượng về cam kết của Mỹ đối với hoạt động phòng thủ tập thể đồng thời khẳng định Washington không từ bỏ cam kết này với Estonia cũng như các đồng minh NATO khác.
Bà Hillary đề nghị NATO yêu cầu Nga cùng thực hiện bất kỳ quyết định nào của Washington trong tương lai liên quan việc giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu.
Về phần mình, Nga tuyên bố không giảm lợi thế về vũ khí của mình cho đến khi Mỹ loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu.
Vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật triển khai ở các nước thành viên NATO và Nga thu hút sự chú ý của dư luận sau khi Washington và Mátxcơva đầu tháng này ký Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START).
Các nhà phân tích dự đoán các ngoại trưởng NATO khó có thể thống nhất lập trường về vấn đề này tại hội nghị ở Tallinn./.
(TTXVN/Vietnam+)