Ngày 17/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho rằng cuộc đàm phán vừa diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) về chương trình hạt nhân của Iran "rất có triển vọng", đồng thời đánh giá các đề xuất mới của Tehran có thể tạo ra tiến triển hướng tới chấm dứt bất đồng giữa các cường quốc thế giới và nhà nước Hồi giáo này.
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, ông Lukashevich nhấn mạnh: "Tôi sẽ không giảm bớt tầm quan trọng của vòng đàm phán này. Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù vòng đàm phán đã diễn ra rất gay go, song có thể đánh giá là có triển vọng."
Ông cho rằng những đề xuất mới của Iran "có thể thúc đẩy cuộc đàm phán tiến triển, và là bằng chứng cho thấy phía Iran mong muốn giải quyết những vấn đề mà sáu cường quốc cùng quan tâm".
Theo ông Lukashevich, vùng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra trong các ngày 7-8/11 tới tại Geneva, và trước đó hai bên sẽ tiến hành tham vấn ở cấp chuyên gia.
[P5+1 và Iran đánh giá tích cực về kết quả đàm phán]
Tất cả điều này chứng tỏ các bên liên quan đều không mong muốn tiếp tục các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran và đang tích cực tìm kiếm các giải pháp chính trị để khai thông thế bế tắc cho vấn đề này.
Ông Lukashevich cũng lên tiếng bác bỏ ý kiến cho rằng các cuộc đàm phán giữa Iran và P5+1 tại Geneva mở ra triển vọng giải quyết chính trị cuộc xung đột Syria và sự tham gia của Tehran vào Hội nghị Geneva.
Những đánh giá của ông Lukashevich lạc quan hơn bình luận ngày 16/10 của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - trưởng đoàn đàm phán của Nga tại Geneva. Ông Ryabkov cho rằng Iran và Nhóm P5+1 vẫn còn khoảng cách bất đồng và không có gì đảm bảo cho sự tiến triển.
Tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ngừng trệ từ sau vòng đàm phán hồi tháng Tư vừa qua ở Kazakhstan, khi Iran từ chối hạn chế một số hoạt động làm giàu urani (uranium) nhạy cảm để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này.
Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền tháng Tám vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cam kết đảm bảo sự minh bạch về chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước phương Tây cũng cần hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Iran./.
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, ông Lukashevich nhấn mạnh: "Tôi sẽ không giảm bớt tầm quan trọng của vòng đàm phán này. Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù vòng đàm phán đã diễn ra rất gay go, song có thể đánh giá là có triển vọng."
Ông cho rằng những đề xuất mới của Iran "có thể thúc đẩy cuộc đàm phán tiến triển, và là bằng chứng cho thấy phía Iran mong muốn giải quyết những vấn đề mà sáu cường quốc cùng quan tâm".
Theo ông Lukashevich, vùng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra trong các ngày 7-8/11 tới tại Geneva, và trước đó hai bên sẽ tiến hành tham vấn ở cấp chuyên gia.
[P5+1 và Iran đánh giá tích cực về kết quả đàm phán]
Tất cả điều này chứng tỏ các bên liên quan đều không mong muốn tiếp tục các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran và đang tích cực tìm kiếm các giải pháp chính trị để khai thông thế bế tắc cho vấn đề này.
Ông Lukashevich cũng lên tiếng bác bỏ ý kiến cho rằng các cuộc đàm phán giữa Iran và P5+1 tại Geneva mở ra triển vọng giải quyết chính trị cuộc xung đột Syria và sự tham gia của Tehran vào Hội nghị Geneva.
Những đánh giá của ông Lukashevich lạc quan hơn bình luận ngày 16/10 của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - trưởng đoàn đàm phán của Nga tại Geneva. Ông Ryabkov cho rằng Iran và Nhóm P5+1 vẫn còn khoảng cách bất đồng và không có gì đảm bảo cho sự tiến triển.
Tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ngừng trệ từ sau vòng đàm phán hồi tháng Tư vừa qua ở Kazakhstan, khi Iran từ chối hạn chế một số hoạt động làm giàu urani (uranium) nhạy cảm để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này.
Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền tháng Tám vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cam kết đảm bảo sự minh bạch về chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước phương Tây cũng cần hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Iran./.
(TTXVN)