Nga hủy cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Iran

Nga sẽ không cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Iran, bởi thiết bị này được xếp vào danh mục mặt hàng bị hạn chế.
Nga sẽ không cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Iran, bởiloại thiết bị này được xếp vào danh mục các mặt hàng bị hạn chế theo lệnh trừngphạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Tehran.

Tuyên bố này được Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga NikolaiMakarov đưa ra ngày 22/9.

Theo hãng tin Nga ITAR-TASS, ông Makarov cho biết ban lãnh đạo Nga đã thông quaquyết định ngừng kế hoạch cung cấp cho Iran loại tên lửa này.

Ông Makarov cũng nói thêm dàn tên lửa S-300 rõ ràng nằm trong danh sách các loạivũ khí bị cấm bán cho Iran theo nghị quyết mới về trừng phạt quốc gia này.

Tuy nhiên, ông Makarov không cho biết liệu Nga có hủy bỏ hợp đồng cung cấp vũkhí ký với Iran cuối năm 2007 hay không. Trước đó, Nga có kế hoạch bán cho Iran5 tổ hợp tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD.

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không di động được phát triển từ thời Liên Xô, sauđó được đưa vào trực chiến từ năm 1978. Một tổ hợp tên lửa phòng không S-300thông thường gồm có trạm chỉ huy và 12 bệ phóng, trên mỗi bệ phóng có 4 quả tênlửa được đặt trong các ống phóng.

S-300 có thể đồng thời giám sát 6 mục tiêu, cũng như bắn hạ các tên lửa và máybay của đối phương ở khoảng cách 150km/.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các phương tiện xếp hàng chờ qua cửa khẩu Nuijamaa ở Lappeenranta, biên giới Phần Lan-Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phần Lan duy trì đóng cửa biên giới với Nga

Phần Lan tiếp tục đóng cửa biên giới với Nga và gia hạn một đạo luật gây tranh cãi, cho phép lực lượng biên phòng từ chối người xin tị nạn trong một số trường hợp nhất định.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trong một cuộc họp báo ở Moskva. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nga nêu quan điểm về kế hoạch gia nhập EU của Armenia

Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh Armenia không thể đồng thời là thành viên của cả Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU. Armenia vốn là đồng minh thân cận của Nga, nhưng trong những năm gần đây đã xích lại gần hơn với phương Tây.